Page 223 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 223
việc đề xuất phát kiến thay vì tiếp tục sản xuất những hàng hóa hiện tại với phương
thức hiện có. Các hệ thống tài chính tốt hơn sẽ nâng cao được khả năng phát kiến, và
vì thế thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tương tự, những lệch lạc trong khu vực tài chính
làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế thông qua việc làm giảm tốc độ phát kiến.
King và Levine đã tìm ra sự gắn bó chặt chẽ giữa mức độ phát triển tài chính của một
nước (đo bằng tỷ suất các khoản tiết kiệm trong ngân hàng trên GDP vào năm 1960)
với tăng trưởng trong ba thập kỷ tiếp sau. Tăng trưởng bình quân đầu người giảm
2,3% từ nhóm 25% các nước có các hệ thống tài chính phát triển nhất xuống 25% các
nước có hệ thống tài chính kém phát triển nhất. Bóp chết các ngân hàng vì thế là một
cách dễ dàng để các chính phủ đang đi chệch đường có thể bóp chết tăng trưởng.
Đóng cửa nền kinh tế
Một hệ lụy khác phát sinh từ những nghiên cứu về các nước nghèo là việc các nền
kinh tế nghèo đóng cửa đối với thương mại quốc tế. Các quốc gia đã làm tất cả những
gì có thể để tự sản xuất hàng hóa trong nội địa chứ không chịu nhập khẩu những hàng
hóa đó. Trường hợp Ghana thời trước cải cách là một ví dụ về những nỗ lực ngớ ngẩn
mà nhiều nước sẵn sàng thực hiện để làm cho bằng được việc này. Người Ghana
mong muốn xây dựng được một nền sản xuất ô tô nội địa đến mức họ đã nhập khẩu
những bộ linh kiện ô tô nguyên chiếc từ Nam Tư. Sau đó, họ lắp ráp những chiếc xe
này và bán chúng trong nước. Nhưng mức giá quốc tế mà họ mua những bộ linh kiện
xe này còn cao hơn mức giá quốc tế của những xe đã được lắp ráp hoàn chỉnh!
Lập luận đề cao tính bảo hộ có hai phần. Thứ nhất, rất nhiều nhà kinh tế phát triển thế
hệ đầu tin rằng, về lâu dài giá của những mặt hàng xuất khẩu như dầu, đồng, và thiếc
có xu hướng đi xuống. Chính vì thế, một quốc gia cần tránh không bị đẩy vào tình thế
phải nhập khẩu những hàng hóa thành phẩm và xuất khẩu những hàng hóa nguyên
liệu. Thay vào đó, họ phải đặt ra những rào cản ngăn chặn hàng thành phẩm nhập
khẩu để có thể tự phát triển các ngành công nghiệp của chính mình. Nhiều quốc gia
Mỹ La tinh, châu Âu, và châu Á đã làm theo lời khuyên này và cố gắng thực hành
chính sách “thay thế nhập khẩu”, mà thông qua chính sách đó, nền sản xuất nội địa sẽ
thay thế các hàng hóa nhập khẩu bị cấm.
Ý tưởng rằng giá của các mặt hàng nguyên liệu chắc chắn sẽ đi xuống đã không thể
đứng vững được. Thay đổi thường thấy nhất trong cán cân thương mại của các nước
nghèo đúng là âm nhưng không đáng kể, chỉ vào khoảng -0,6% mỗi năm. Ngay cả
223