Page 225 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 225

tuy nghèo tăng trưởng ở mức 4,5% bình quân đầu người mỗi năm. Họ cũng thấy rằng
               khi một nền kinh tế trước đóng nay mở, tốc độ tăng trưởng tăng thêm hơn 1% mỗi

               năm.
               Đồng sự của tôi là David Dollar xem xét những nền kinh tế nơi mà giá cả của những

               hàng hóa được bán tính bằng đô-la Mỹ với tỷ giá hối đoái hiện hành cao hơn giá của

               những hàng hóa cùng loại ở Hoa Kỳ. Dollar cho rằng chỉ số giá tiêu dùng cao trong
               những nền kinh tế này phản ánh những chính sách thương mại mang tính hạn chế, ví
               dụ như một bảng thuế đóng vai trò đội giá nội địa lên cao hơn so với giá nước ngoài.

               Ông cũng tìm ra rằng những nền kinh tế với mức giá lệch lạc theo kiểu này tăng

               trưởng chậm hơn so với những nền kinh tế không lệch lạc theo cách đó.
               Nhà kinh tế Hàn Quốc Jong-wha Lee phát hiện rằng các mức thuế cao có ảnh hưởng

               tiêu cực đến tăng trưởng khi mà mức thuế được điều hòa bằng mức độ quan trọng của
               tổng hàng nhập khẩu trong GDP. Trong một nghiên cứu khác, ông chỉ ra rằng những

               hàng hóa nhập khẩu là máy móc đặc biệt có ích đối với tăng trưởng. Nhà kinh tế Ann
               Harrison của Đại học Columbia phát hiện ra rằng một số các biện pháp hạn chế

               thương mại tự do có xu hướng làm giảm tăng trưởng. Nhà kinh tế Sebastian Edwards
               của Đại học UCLA chỉ ra rằng một số các biện pháp can thiệp vào thương mại tự do

               (các rào cản thuế quan, phi thuế quan, các khoản thuế thu từ thương mại, và những
               biện pháp khác) có xu hướng làm giảm mức độ tăng năng suất.

               Các nhà kinh tế, Jeffrey Frankel của Đại học Harvard và David Romer của Đại học
               Berkeley đã tìm ra một ảnh hưởng tích cực của tỷ suất thương mại (tổng số xuất khẩu

               và nhập khẩu) trong GDP lên mức thu nhập. Họ lập luận rằng đây là một mối liên hệ
               nhân quả, bằng cách xác định những thành tố địa l ý của thương mại (xu hướng các

               nước láng giềng buôn bán với nhau nhiều hơn và xu hướng các nền kinh tế có giao
               dịch thương mại nội bộ lớn hơn). Sức ảnh hưởng này khá lớn: cứ 1% tăng thêm của tỷ

               suất thương mại trên GDP sẽ làm tăng thu nhập bình quân thêm 2%.
               Nhà kinh tế Francisco Rodriguez của Đại học Maryland và Dani Rodrik của Đại học

               Harvard đưa ra một quan điểm ngược lại. Họ lập luận rằng rất nhiều những biện pháp

               này không nắm bắt được những can thiệp thương mại và rằng chúng không đủ bền
               vững đối với những thay đổi trong khoảng thời gian lấy mẫu hay những biến kiểm
               soát khác (tuy vậy họ đã không nghiên cứu tất cả những kết quả được trình bày ở

               đây). Dù sao thì ít có biến số nào trong nghiên cứu về tăng trưởng lại nắm bắt được


                                                            225
   220   221   222   223   224   225   226   227   228   229   230