Page 227 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 227
bất kể việc nước này đã có thêm khoảng 280 tỷ đô-la từ doanh thu bán dầu từ khi phát
hiện ra các mỏ dầu vào cuối những năm 1950. Chính phủ chỉ chi ngân sách cho những
dự án như xây dựng một khu công nghệ luyện thép trị giá 8 tỷ đô-la mà cho đến nay
vẫn chưa sản xuất được một thanh thép nào, hay xây mới hoàn toàn thủ đô, đấy là còn
chưa kể đến những khoản tiền khổng lồ đã rơi vào túi các nhà lãnh đạo của đất nước
này. Vùng đồng bằng phía Nam là nơi sản xuất dầu đồng thời cũng là nơi thường
xuyên xảy ra thảm họa dầu loang thiếu trầm trọng các cơ sở hạ tầng như đường sá,
trường học và dịch vụ y tế. Trường trung học ở vùng đồng bằng này bị biến thành
đống đổ nát vì bão nhiệt đới; kể từ đó đến nay chính phủ cũng không chú ý đến việc
sửa chữa, tu bổ lại. (Tình cảnh của khu vực đồng bằng này sau đó đã nhận được sự
chú ý của cộng đồng quốc tế nhờ một chiến dịch của những người Ogon đấu tranh đòi
được đối xử tốt hơn do Ken Saro-Wiwa, người đã bị cựu độc tài Sani Abacha xử tử vì
những yêu sách của ông, dẫn đầu). Tình trạng của những khu nhà ổ chuột của Lagos
cũng không tốt hơn là bao: chúng giống như những cái tổ nằm chênh vênh trên những
cây cột mọc lên từ đầm nước đen hôi thối, đầy rác thải. Bác sỹ và y tá đã rời bỏ trạm y
tế trong khu ổ chuột này từ lâu do không được cấp đầy đủ kinh phí và thuốc men.
Người dân ở các khu đầm nước của Lagos nhặt những bè gỗ súc trôi dạt từ Sông
Niger vào đầm nước để kiếm sống qua ngày. Mặc dù Negeria có trữ lượng năng lượng
rất lớn, nhưng Cơ quan Điện lực Quốc gia (NEPA – mà người dân vẫn gọi đùa là
Chẳng bao giờ có điện – Never Ever Power Always) thường xuyên cắt điện của các
xưởng cưa, vì vậy phần lớn thời gian, các xưởng này không hoạt động.
Cho đến lúc này, tôi đã đề cập đến những hành động cụ thể mà các chính phủ có thể
thực hiện để bóp chết tăng trưởng. Tuy vậy, các chính phủ vẫn có thể kéo lùi tăng
trưởng bằng rất nhiều cách khác. Như các ví dụ về Pakistan, Uganda, và Nigeria đã
chỉ ra, các chính phủ có thể thất bại trong việc cung cấp những dịch vụ công ích như
năng lượng điện, đường điện thoại, đường sá, y tế, nước sạch, thoát nước, thủy lợi,
các dịch vụ bưu chính, xử lý rác, và giáo dục (hoặc có thể can thiệp vào khi khu vực
tư nhân cung cấp những dịch vụ này). Các chính phủ còn có thể tham nhũng, một vấn
đề mà tôi sẽ dành riêng một chương để nói về nó. Các chính phủ cũng có thể tạo ra
một mê cung các quy định có thể bóp chết doanh nghiệp tư nhân.
Một cuộc điều tra về doanh nghiệp tư nhân ở 67 quốc gia đã giúp chúng ta có được
một chút hiểu biết về sức nặng của quy định. Ở những quốc gia như Bulgaria, Belarus,
227