Page 231 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 231
an ủi, ít nhất họ cũng có thể cải đạo cho những người đang hấp hối nên bất kỳ khi nào
họ nghe thấy tin có người Huron bị ốm sắp chết, họ cũng chạy vội đến bên giường
người đó và làm phép thánh tẩy cải đạo ngay trước khi người Huron này qua đời.
Không phải không có ai để ý thấy mối liên quan giữa phép thánh tẩy và việc người
chịu phép qua đời sau đó. Những người Huron có đủ lý do để nghi ngờ rằng nước
thánh mà vị cố đạo xức cho người chịu phép có chứa loại thuốc độc gây chết người
nào đó. (Việc này có liên quan đến sự tử vì đạo của một vài giáo sỹ Dòng Tên dưới
tay của những người Huron hay không thì Parkman không nói rõ).
Làm thế nào chúng ta có thể tránh mắc phải những lỗi tương tự khi nhầm lẫn tương
quan với mối quan hệ nhân quả? Phải chăng tăng trưởng âm là nguyên nhân khiến các
chính phủ thực hiện những biện pháp liều lĩnh? Giả sử chính phủ phải dùng đến lạm
phát cao như một phương tiện để bù đắp cho các khoản thâm hụt ngân sách cao trong
thời kỳ kinh tế phát triển kém. Chúng ta sẽ có một mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh
tế thấp, thâm hụt cao, và lạm phát cao. Khi đó không phải là chính phủ tồi đang bóp
chết tăng trưởng mà là tăng trưởng thấp đang bóp chết chính phủ. Mối liên hệ nhân
quả có thể xảy ra cả hai chiều nên chúng ta không biết đâu là cái đến trước, con gà
hay là quả trứng?
Các nhà kinh tế đã sử dụng nhiều sách lược để tách biệt mối liên hệ nhân quả ra khỏi
mối liên hệ giữa tăng trưởng và chính sách. Họ tìm hiểu xem giá trị ban đầu của biến
số chính sách có liên hệ với mức độ tăng trưởng sau đó không. Ví dụ, King và Levine
đã xác định rằng một hệ thống tài chính phát triển trong thập niên 1960 có liên hệ với
tăng trưởng kinh tế tốt trong 30 năm sau đó. Ý tưởng của họ là mặc dù quá khứ có thể
là nguyên nhân cho tương lai, nhưng tương lai lại không thể là nguyên nhân cho quá
khứ.
Sách lược này không phải là không thể sai, bởi vì đôi khi người ta vẫn có thể đoán
định trước tương lai (như ví dụ về vị cố đạo và người Huron). Tuy vậy, như chúng ta
đã thấy trong chương trước, việc đoán định trước tăng trưởng là điều rất khó. Chính vì
thế, sử dụng những giá trị ban đầu của các biến số chính sách có thể củng cố cho tiên
đề rằng các hành động của chính phủ có thể là nguyên nhân cho những thay đổi trong
mức độ tăng trưởng.
Một sách lược khác để thiết lập mối liên hệ nhân quả là xác định thành phần của biến
số chính sách có liên quan đến những sự kiện ngoại sinh nhất định và sau đó xem xét
231