Page 229 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 229
ngân sách y tế, trong khi lương của các nhân viên y tế lại chiếm đến 34%. Như vậy,
chi tiêu cho thuốc men tính ra chỉ vào khoảng 11 xu (Mỹ) trên đầu người. Kết quả là,
gần như tất cả các trạm y tế đều thiếu thuốc. Không có đủ thuốc men, những nhân
viên y tế không thật sự làm tốt nhiệm vụ phát triển các dịch vụ y tế cơ bản của họ.
Trong khi đó, những chính phủ tốt, biết tiêu tiền vào những dịch vụ công ích cơ bản
nhận được những lợi ích rất lớn. Một nghiên cứu đã ước tính rằng mỗi 1% GDP đầu
tư thêm vào giao thông và viễn thông làm tăng tốc độ tăng trưởng lên thêm 0,6%.
Những nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng số máy điện thoại trên số người lao động
cũng có tác động tích cực và mạnh mẽ lên tăng trưởng. Tỷ lệ thu lợi từ các dự án phát
triển hạ tầng như thủy lợi và chống úng, viễn thông, sân bay, đường cao tốc, cảng
biển, đường sắt, điện năng, cung cấp nước, vệ sinh và nước thải tính trung bình ở mức
16-18% mỗi năm. Tỷ suất lợi nhuận của những chi tiêu vào cơ sở hạ tầng sẵn có (như
tu sửa đường sá) còn cao hơn nữa, khoảng 70%. Rõ ràng, các chính phủ hoàn toàn có
thể bóp chết tăng trưởng bằng việc đưa ra vô số quy định và cung cấp quá ít các dịch
vụ công.
Một chính sách bị bỏ sót
Trong danh sách ngắn những cách bóp chết tăng trưởng của tôi có một chính sách đã
bị bỏ sót là thuế thu nhập. Ngay từ đầu, tôi đã nói rõ rằng mức thuế cao là một động
cơ tồi dễ thấy nhất cho đầu tư vào tương lai bởi vì nó trực tiếp làm giảm tỷ suất lợi
nhuận sau thuế. Khá nhiều những chính sách mà chúng ta đã xem xét đều đưa ra một
loại thuế có thể làm giảm tỷ suất lợi nhuận của đầu tư vào tương lai.
Điều đáng ngạc nhiên là không có bằng chứng nào chỉ ra rằng các mức thuế công khai
cao hơn có thể làm giảm mức tăng trưởng. Những quốc gia có mức thuế cao như Thụy
Điển lại tăng trưởng tốt, trong khi những nước có mức thuế thấp như Peru lại mắc
cạn. Mỹ vẫn giữ được mức tăng trưởng như cũ ngay cả sau khi việc đánh thuế thu
nhập bắt đầu được thực hiện vào năm 1913 và sau khi mức thuế này tăng khá cao
trong thập niên 1940. Các khoản thu từ thuế thu nhập của Mỹ tăng từ dưới 2% GDP
năm 1930 lên gần 20% GDP năm 1989, nhưng mức tăng trưởng không thay đổi.
Không có mối liên hệ thống kê nào giữa mức thuế do luật định và tăng trưởng kinh tế,
dù là xem xét qua các thời kỳ phát triển ở Mỹ hay giữa các quốc gia trên thế giới.
Ví dụ này chứng tỏ giá trị của việc đưa những dự báo lý thuyết qua vòng kiểm tra
thực nghiệm. Chúng ta chỉ có thể đoán xem tại sao ý tưởng “thuế cao làm giảm tăng
229