Page 228 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 228
Fiji, Mexico, Mozambique, và Tanzania, các công ty đã coi “những quy định về việc
thành lập doanh nghiệp mới/hoạt động kinh doanh mới” là trở ngại chính trong việc
kinh doanh. Một ví dụ nổi tiếng là việc nhà kinh tế Peru Hernando de Soto đã đăng k ý
thành lập một nhà máy sản xuất quần áo nhỏ ở Lima để làm thí nghiệm. Ông quyết
định từ đầu là sẽ không chi tiền hối lộ. Trong khoảng thời gian chờ hoàn tất các thủ
tục đăng k ý , các quan chức chính phủ đòi tiền hối lộ tới 10 lần. Có hai lần, ông đã
phải phá bỏ nguyên tắc của mình và chi tiền hối lộ, nếu không thí nghiệm sẽ bị đình
hoãn. Cuối cùng, phải mất 10 tháng, ông mới hoàn tất các thủ tục đăng ký thành lập
nhà máy sản xuất quần áo. Trong khi đó, ở New York, những thủ tục tương tự chỉ mất
bốn giờ đồng hồ.
Khi đánh giá các dịch vụ của chính phủ như cung cấp điện, các công ty được điều tra
ở Azerbaijan, Cameroon, Chad, Congo, Ecuador, Gruzia, Guinea, Guinea-Bissau, Ấn
Độ, Kazakhstan, Kenya, Moldovia, Mali, Malawi, Nigeria, Senegal, Tanzania, và
Uganda đều thông báo rằng họ bị cắt điện ít nhất hai lần một tháng. Ở Guinea, một
công ty quy mô vừa cho biết công ty này bị cắt điện ít nhất một lần một ngày. Các
công ty phải chuyển qua dùng các máy phát điện đắt tiền để thích ứng với nguồn cung
cấp điện không ổn định. Theo kết quả của điều tra này, 92% các công ty ở Nigeria có
máy phát điện riêng.
Hơn 1/3 các nước phát triển có thời gian chờ lắp đặt điện thoại từ 6 năm trở lên. Lại
một lần nữa, Guinea đứng đầu danh sách vì ở đất nước này, người ta phải chờ đợi đến
chết để được lắp điện thoại: thời gian chờ đợi là 95 năm.
Đường xá là một vấn nạn ở nhiều quốc gia. Các công ty được điều tra ở Albania,
Azerbaijan, Bulgaria, Cameroon, Chad, Congo, Costa Rica, Guinea-Bissau, Ấn Độ,
Jamaica, Kazakhstan, Kenya, Cộng hòa Kyrgyz, Moldovia, Malawi, Nigeria, Togo,
Ucraina, và Khu Bờ Tây đều đạt điểm đường sá là 5 và 6 trên thang điểm từ 1 (rất tốt)
đến 6 (rất tồi). Ở Costa Rica, những cắt giảm chi phí cho việc điều hành và duy trì
việc tu bổ đường sá trong chương trình “thắt lưng buộc bụng” của chính sách trong
thập niên 1980 khiến 70% số đường sá hiện đều rơi vào tình trạng tồi tệ.
Một lĩnh vực khác mà chính phủ cũng gặp nhiều thất bại là các dịch vụ y tế cơ sở.
Cũng cuộc điều tra trên cho thấy 18 trong số 67 quốc gia đang phát triển nhận được số
điểm là 5 hoặc 6 cho các dịch vụ y tế (cũng theo thang điểm từ 1 đến 6). Nước Guinea
nghèo khổ lại một lần nữa trở nên “nổi tiếng” do chi tiêu vào thuốc men chỉ chiếm 3%
228