Page 131 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 131
Chúng ta hãy xem cấu trúc cung cấp vốn cho thâm hụt thương mại ở các nước HIPC.
Có một vài mô hình khá gây tò mò. Trước hết, những nước trong nhóm HIPC được
nhận ít đầu tư nước ngoài (FDI) hơn các nước đang phát triển khác ở cùng mức thu
nhập. Đây có thể ám chỉ gián tiếp những biểu hiện khác của chính sách tồi: các nhà
đầu tư không muốn đầu tư vào một nền kinh tế có thâm hụt ngân sách lớn và giá trị
đồng nội tệ quá cao. Họ cũng lo ngại, không biết việc xóa giảm nợ có ảnh hưởng thế
nào tới những hoạt động ngoại thương khác, ví dụ như đối với cổ phần đầu tư nước
ngoài.
Thứ hai, mặc dù chính sách kém, nhưng các nước trong nhóm HIPC vẫn được WB và
IMF rót vốn nhiều hơn các nước đang phát triển khác. Dù không đáng kể so với thâm
hụt ngân sách, nhưng số tiền viện trợ WB cấp thêm cho các nước HIPC (0,96% của
GDP) lại là rất lớn nếu so với số tiền trung bình (1,1% GDP) mà WB rót cho các nước
đang phát triển. Viện trợ của WB trong các khoản vay nước ngoài của các nước HIPC
cũng cao hơn so với các nước ngoài nhóm 7,2%.
IMF cũng tương tự như vậy. IMF cho các nước trong nhóm HIPC vay nhiều hơn các
nước ngoài nhóm. Cũng như tác động cấp vốn của WB, số tiền này không thấm vào
đâu so với thâm hụt tài khoản (0,73% GDP) nhưng lại là lớn đối với các nước ngoài
nhóm HIPC (0,5% GDP). Tác động của nhóm HIPC đối với các khoản vay từ IMF
cũng có chung các dấu hiệu và ý nghĩa như đối với WB: IMF cho các nước HIPC vay
nhiều hơn 4,4% so với các nước ngoài nhóm. Các nước HIPC bị xếp vào nhóm nợ cao
một phần cũng là vì những khoản vay từ hai tổ chức này.
Thứ ba, trong giai đoạn 1979-1998, xu hướng trong thành phần của những khoản cho
vay mới đối với các nước HIPC cũng có kết quả tương tự. Tín dụng tư nhân biến mất,
thay vào đó, các khoản viện trợ của các tổ chức đa phương tăng lên đáng kể. Chỉ riêng
mức đóng góp của chương trình cho vay với lãi suất thấp của WB, hay còn gọi là Hiệp
hội phát triển quốc tế (IDA – International Development Association) đã tăng gấp ba
lần trong chương trình cấp vốn cho vay mới. Đầu tiên, tín dụng tư nhân chiếm hơn 3,6
lần số tiền của IDA nhưng đến giai đoạn cuối, mức đóng góp của IDA lại cao hơn tín
dụng tư nhân 8,6 lần.
Thứ tư, chúng ta hãy xem xét sự lưu thông thật sự của các tiềm lực kinh tế ở các nước
trong nhóm HIPC, tức là khoản vay mới trừ đi nợ và lãi suất. Trong thời kỳ gánh nặng
nợ nần tăng (1979-1987), việc chuyển giao tiềm lực chủ yếu đến từ các nguồn ưu đãi
131