Page 133 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 133
Rồi trong tình thế vô cùng nực cười, phía cho vay tính số nợ “cần thiết” phải giảm để
“lấp chỗ trống trong cung cấp vốn”. Như vậy phần thưởng của việc nợ chồng chất là
những nước này được xóa luôn nợ, xóa luôn cả vết tích của những hành vi vô trách
nhiệm của cả bên vay lẫn bên cho vay.
Cho tới năm 1997, theo chương trình xóa giảm nợ đa phương, các nước HIPC nhận
63% lưu lượng tiềm năng dành cho các nước nghèo, mặc dù dân số của tất cả các
nước HIPC chỉ chiếm 32% dân số của tất cả các nước nghèo.
Trường hợp kỳ lạ của Bờ Biển Ngà
Tính cả viện trợ dưới dạng giảm nợ, năm 1997, số viện trợ Bờ Biển Ngà nhận được
tính trên đầu người cao hơn Ấn Độ gấp 1.276 lần. Sẽ rất khó giải thích cho người
nghèo ở Ấn Độ tại sao Bờ Biển Ngà, một quốc gia đã 2 lần xây thủ đô mới tráng lệ ở
quê hương của các nguyên thủ quốc gia tại nhiệm, lại được nhận viện trợ trên đầu
người cao hơn họ gấp 1000 lần.
Càng khó giải thích hơn khi chúng ta tìm hiểu tại sao Bờ Biển Ngà lại rơi vào tình
trạng khó khăn. Từ năm 1979 đến 1997, cán cân thanh toán tài khoản của đất nước
này bị thâm hụt hơn 8% GDP. Nếu tính bình quân, số tiền đầu tư để nhập khẩu và trả
lãi suất nợ của đất nước này còn lớn hơn số tiền thu được từ nhập khẩu. Nhân vật bị
tình nghi nhiều nhất cho mức thâm hụt trầm trọng này chính là chính phủ với mức
thâm hụt ngân sách hơn 10% GDP lúc bấy giờ.
Tại sao ngân sách chính phủ lại thâm hụt đến vậy? Chính phủ thu lợi khi giá cà phê và
cacao trên thị trường quốc tế tăng những năm 1970, bởi vì chính phủ yêu cầu tất cả
các nhà sản xuất cà phê và cacao bán ra “thị trường” với giá cố định. Mức giá “thị
trường” này không tăng khi giá quốc tế tăng, thành ra chính phủ được một khoản lời
lớn, bởi vì mua vào rẻ mà bán ra thì đắt. (Giữa năm 1976 và 1980, những nhà trồng
cacao chỉ được hưởng 60%, còn trồng cà phê được 50% giá bán ra trên thế giới).
Chính phủ dùng những thu nhập này để chi tiêu mạnh tay, kể cả sau khi khoản lời lớn
này biến mất do đợt giảm giá cacao và cà phê trên thị trường quốc tế năm 1979. Do
mức chi tiêu không thay đổi trong khi thu nhập giảm nhanh chóng, chính phủ Bờ Biển
Ngà bắt đầu bị thâm hụt ngân sách lớn.
Việc nhà nước chi quá mức để xây thủ đô mới khiến lạm phát trong nước xảy ra
nhanh hơn lạm phát nước ngoài, khiến giá trị tiền tệ tăng cao so với giá trị thực, vì tỷ
giá hối đoái giữ nguyên, không đổi. Tỷ lệ tăng giá trị tiền tệ trung bình trong thời kỳ
133