Page 128 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 128
giai đoạn 1979-1997. Nếu chính phủ không thay thế những khoản nợ được xóa bỏ
bằng những khoản nợ mới, chắc chắn mọi chuyện đã khác đi. Để tính gánh nặng nợ
nần, tôi sử dụng tỷ lệ tổng nợ phải trả hiện tại trên xuất khẩu. Tổng nợ phải trả hiện tại
là số tiền chính phủ cần có trong ngân hàng ngày hôm nay (số tiền này tính theo lãi
suất thị trường), để đảm bảo chi trả cho nợ gốc và lãi suất trong tương lai. Điều này
không có nghĩa là chính phủ cần phải có đúng số tiền đó trong ngân hàng, mà chỉ là
một ví dụ minh họa cho phép chúng ta có thể tóm gọn trong một con số tất cả lãi suất
và tiền trả nợ cần có trong tương lai.
Tôi dùng năm 1979 làm căn cứ tính toán, vì năm 1979 là năm hội nghị thượng đỉnh
UNCTAD khai màn cho trào lưu xóa giảm nợ hiện hành. Tôi có số liệu của từ 28 đến
37 nước mắc nợ nặng từ năm 1979 đến năm 1997. Mặc dù chương trình xóa giảm nợ
vẫn tiếp tục được thực hiện, tỷ lệ nợ trên xuất khẩu vẫn tăng mạnh từ năm 1979 đến
năm 1997. Chúng ta có thể thấy ba thời kỳ rõ rệt: (1) 1979-1987: tỷ lệ nợ tăng mạnh;
(2) 1988-1994: tỷ lệ nợ giữ nguyên; (3) 1995-1997: tỷ lệ nợ giảm. Thời kỳ 1 và 2
không thành công, nhưng từ năm 1996, chương trình xóa giảm nợ của HIPC đã đạt
chút ít kết quả.
Tuy nhiên, mặc dù có giảm, nhưng tỷ lệ nợ trên xuất khẩu năm 1997 cao hơn rất nhiều
so với năm 1979. Điều này cho thấy đối với 41 nước nợ cao, những khoản vay mới
cũng có giá trị tương đương như những khoản được cắt giảm, đúng như giả thuyết
“thế chấp tương lai” đã tiên đoán.
Sau đây, tôi sẽ trình bày số liệu về việc bán tài sản, một biểu hiện tinh vi hơn của việc
“thế chấp tương lai”. Một tài sản quan trọng của nhiều nước trong nhóm HIPC là dầu
dự trữ. Khai thác và xuất khẩu dầu là một hình thức tiêu tán tài sản, bởi các thế hệ
tương lai sẽ không còn dầu dự trữ nữa. Có khoảng 10 nước trong nhóm HIPC sản xuất
dầu có số liệu từ năm 1987 đến 1996. Vậy những nước sản xuất dầu trong nhóm HIPC
có sản lượng dầu cao hơn những nước nằm ngoài nhóm hay không? Có. Mức tăng sản
lượng dầu bình quân của các nước trong nhóm HIPC cao hơn các nước ngoài nhóm
6,6%, đây là một khác biệt đáng kể về mặt thống kê. Mức tăng trưởng tính theo sản
lượng dầu bình quân của các nước trong nhóm HIPC là 5,3%, trong khi, ở các nước
ngoài nhóm là –1,3%.
Một hình thức bán tài sản quốc gia khác là hoạt động bán các công ty quốc doanh cho
tư nhân nước ngoài (còn gọi là “tư nhân hóa”). Trong giai đoạn 1988-1997, tổng số
128