Page 130 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 130
nước cùng mức thu nhập bình quân trên đầu người nhưng không thuộc nhóm này.
Những nhà nước vô trách nhiệm cũng thường bao cấp cho những người thân chính
phủ trong vấn đề nhập khẩu. Ví dụ, họ có thể giữ tỷ giá hối đoái ở mức thấp hơn bình
thường, (tức đẩy giá trị đồng tiền của họ lên cao), như thế nhập khẩu sẽ rẻ hơn. Nhưng
đáng buồn là khi giữ tỷ giá hối đoái thấp để nhập khẩu rẻ, nhà đầu tư sẽ không thu
được gì từ sản xuất và xuất khẩu, và do đó, sẽ không còn động cơ xuất khẩu nữa. Xuất
khẩu là một động cơ quan trọng trong phát triển kinh tế, nếu giá trị đồng tiền cao hơn
bình thường, kinh tế sẽ không thể phát triển. Những nhà đầu tư tư nhân sẽ không đầu
tư vào các hoạt động xuất khẩu bởi vì tỷ giá hối đoái lệch lạc sẽ không có lợi. Các
nước trong nhóm HIPC đặt giá trị đồng tiền của họ cao hơn nhiều so với các nước
ngoài nhóm có cùng mức thu nhập. Đây cũng là một cách mà các nước HIPC bán
đứng tương lai: họ bao cấp việc tiêu dùng các sản phẩm nhập khẩu, mà không quan
tâm đến mức tăng trưởng sau này.
Nhưng có lẽ nào những nước trong nhóm HIPC thực ra hay gặp rủi ro hơn các nước
khác? Thay vì giả thuyết “nhà nước vô trách nhiệm”, có thể nào các nước này không
may mà mắc nợ quá nhiều? Chúng ta có thể trực tiếp kiểm nghiệm giả thuyết này như
sau. Có một rủi ro là giá nhập khẩu tăng nhanh hơn giá xuất khẩu (nói theo kiểu các
nhà kỹ trị là các điều khoản thương mại bị giảm giá trị). Nhưng có thật là giá trị điều
khoản thương mại của các nước trong nhóm HIPC bị giảm so với các nước ngoài
nhóm không? Câu trả lời là không.
Một rủi ro khác là chiến tranh. Rất nhiều nước do trải qua chiến tranh mà phải mắc nợ
và bị xếp vào nhóm HIPC. Có phải chiến tranh đã khiến sản lượng của các nước này
suy giảm, do đó làm cho món nợ của họ thêm nặng nề? Không. Xác suất xảy ra chiến
tranh ở những nước trong và ngoài nhóm là như nhau. Lý do tại sao những nước này
nợ nhiều được giả thuyết “nhà nước vô trách nhiệm” giải thích thuyết phục hơn nhiều
so với giả thuyết may mắn.
Thách thức cuối cùng:
Khoảng trống trong cung cấp vốn
Từ đầu chương đến giờ, tôi đã nói khá nhiều về những nhà nước vô trách nhiệm của
đối tượng đi vay. Tuy nhiên, phải có ai đó cũng sẵn sàng cho vay tiền chứ? Vậy, nếu
có những người đi vay vô trách nhiệm, có tồn tại những người cho vay vô trách nhiệm
không? Chắc các bạn đều có thể đoán được câu trả lời.
130