Page 135 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 135
nợ cũ cho Bờ Biển Ngà là phù hợp. Việc xóa nợ cho Bờ Biển Ngà dựa trên điều kiện
nhà nước này phải kiềm chế thâm hụt ngân sách, chỉnh đốn giá cacao và cà phê.
Tháng 3 năm 1998, IMF đưa ra những điều kiện trên khi cam kết một gói viện trợ mới
trong vòng 3 năm cho Bờ Biển Ngà. WB cũng tiếp tục cho vay, với cam kết mới trị
giá khoảng 600 triệu đô-la năm 1999.
Trong một thời gian ngắn, nhà nước Bờ Biển Ngà đáp ứng được một số điều kiện chủ
yếu. Nhưng sau đó mọi thứ trục trặc. Tháng 7 năm 1999, IMF viết: “Chất lượng hoạt
động của chương trình năm 1998 không rõ ràng, và có một số khó khăn trong khi thực
hiện.” Đồng tiền vẫn tăng giá quá cao so với giá trị thực, hơn 35% năm 1998. Bờ Biển
Ngà trong năm này được xếp vào nhóm những nước thuộc thế giới thứ ba tham nhũng
nhất. Năm 1999, Hội đồng châu Âu ngừng cấp viện trợ cho Bờ Biển Ngà, sau khi lần
viện trợ trước bị tham ô. Vụ tham ô này cực kỳ sáng tạo, trong đó các dụng cụ y tế cơ
bản được “khai khống lên rất nhiều, ví dụ một ống nghe giá 15 đô-la được ghi giá 315
đô-la, một cân trẻ em giá 40 đô-la được ghi giá 2.445 đô-la.” Cùng năm đó, IMF cũng
ngừng chi cho chương trình này. Quân đội Bờ Biển Ngà cuối cùng đã lật đổ chính
quyền tham ô ngay trước Giáng sinh năm 1999.
Kết luận
Chúng ta phải cố gắng hết sức để cải thiện cuộc sống của người dân nghèo ở các nước
nợ nhiều và nợ ít. Nợ nhiều sẽ đẩy các nguồn lực chệch ra ngoài các hoạt động y tế và
giáo dục hỗ trợ người nghèo. Những người kêu gọi xóa nợ là những thiên thần với
tấm lòng cao cả. Trái tim chúng ta cũng kêu gọi xóa nợ để giúp người nghèo.
Than ôi, lý trí lại đi ngược lại với trái tim. Việc xóa nợ lại chỉ viện trợ cho những
nước đã chứng tỏ rằng họ không biết sử dụng viện trợ có hiệu quả. Việc giảm nợ là vô
ích đối với những nước không hề thay đổi phương thức hoạt động. Do quản lý quỹ
kém, nên dẫn đến nợ nhiều; nếu nhà nước vẫn tiếp tục quản lý theo cách đó, viện trợ
thông qua hình thức cắt giảm nợ sẽ không thể đến được tay người nghèo.
Một chương trình xóa giảm nợ chỉ có ý nghĩa khi nó đáp ứng được 2 điều kiện sau:
(1) chương trình này sẽ được thực hiện khi có sự thay đổi rõ rệt từ một nhà nước vô
trách nhiệm thành một nhà nước có chính sách tốt; (2) đây là một phương pháp dứt
khoát và sẽ không được lặp lại. Hãy xem xét kỹ hai điều kiện này.
Ví dụ một chính phủ tốt, với các chính sách tốt, nhưng phải gánh chịu những món nợ
để lại từ chính phủ tồi trước đó. Chúng ta có thể xóa nợ trong trường hợp này. Điều
135