Page 134 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 134
này là 75%, khiến người tiêu dùng được lợi vì giá các mặt hàng nhập khẩu rẻ đi,
nhưng không khích lệ người xuất khẩu, và đặc biệt là không giúp gì cho thâm hụt
thương mại vốn đã rất lớn. Do chi tiêu hoang phí, nên nợ nước ngoài đã tăng gấp đôi
trong giai đoạn này, từ 60% GDP năm 1979 đến 127% GDP năm 1994, khi chương
trình xóa giảm nợ bắt đầu đi vào thực hiện.
Chúng ta có thể khẳng định ngay rằng những khoản vay không hỗ trợ được gì, bởi thu
nhập bình quân của người dân Bờ Biển Ngà đã giảm xuống một nửa trong giai đoạn
1979-1994. Những khoản vay dành cho người dân Bờ Biển Ngà trong tình trạng
nghèo đói, và cả những khoản vay được xóa đều là dành cho họ. Thế nhưng, số lượng
người dân nghèo của đất nước này chỉ tăng chứ không giảm. Năm 1985, người nghèo
chiếm 11% dân số (là năm đầu tiên chúng tôi có số liệu). Sau 10 năm, con số này đã
tăng lên 37%. Sau khi đồng tiền mất giá năm 1994, sản lượng có hồi phục đôi chút,
nhưng đó là cả một chặng đường dài sau khi kinh tế suy sụp.
Vậy trong thời kỳ đầy rẫy những chính sách vô trách nhiệm, khiến gánh nặng nợ nần
tăng gấp đôi như thế này, ai là người đã tiếp tay, cho Bờ Biển Ngà vay tiền? Một bản
báo cáo của WB ghi rằng, “Với giả định rất đáng ngờ là có thể bảo đảm đủ vốn nước
ngoài, năm 1995, tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP sẽ tăng lên khoảng 130%.” Điều tiên
đoán này rất đúng với sự thật, nên việc cấp vốn một cách “đáng ngờ” là có thật. Tính
bình quân, các khoản viện trợ của WB và IMF chiếm khoảng 58% tổng số các khoản
viện trợ cho Bờ Biển Ngà trong giai đoạn 1979-1997. Trong thời gian này, IMF cho
Bờ Biển Ngà vay 8 khoản vay theo chương trình, còn WB cho vay 12 khoản. Các
khoản vay từ IMF và WB tăng từ 10% năm 1976 đến 76% năm 1997.
Chỉ tính riêng những khoản WB cho Bờ Biển Ngà vay, đã có một sự thay đổi từ cho
vay không ưu đãi (IBRD) sang vay ưu đãi (IDA). Một trong những động cơ xấu của
các khoản viện trợ nước ngoài là chính phủ càng vô trách nhiệm bao nhiêu lại càng dễ
nhận được viện trợ bấy nhiêu.
Phần còn lại, Bờ Biển Ngà vay từ các nước giàu, chủ yếu là Pháp. Trong khi đó, các
khoản cho vay tư nhân tụt từ 75% vay mới năm 1979 tới mức gần bằng 0 từ năm 1989
trở đi. Tất nhiên, những tổ chức cho vay tư nhân đã để ý trong bản báo cáo năm 1988
của WB có nói đến mức đáng ngờ khi cho Bờ Biển Ngà vay. Có lẽ, những nhà viện
trợ chính thức đã không tinh ý được như vậy.
Thành ra vào tháng 3 năm 1998, WB và IMF công bố chương trình xóa một số món
134