Page 132 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 132

(IDA, các tổ chức đa phương, và song phương như USAID), mặc dù vẫn có sự tham
               gia của một số tổ chức tư nhân. Các nguồn ưu đãi đóng góp vào tổng giá trị chuyển

               khoản thực 33 tỷ đô-la. Khoản tiền lớn này lại càng cho thấy, các nước trong nhóm
               HIPC mắc nợ ngày càng nhiều hơn nếu tính theo giá trị hiện tại ròng trong thời kỳ

               này.

               Từ năm 1988-1997, có một sự thay đổi lớn trong hoạt động chuyển khoản. Tỷ lệ nợ
               được giữ ổn định. Những khoản chuyển dương của IDA và các nhà viện trợ song
               phương khác bù lại khoản chuyển âm của IBRD (vay không ưu đãi của WB), các tổ

               chức song phương không ưu đãi và của tư nhân. Đây là một hình thức mới của hoạt

               động xóa giảm nợ, thay khoản nợ với lãi suất thấp và thời hạn dài hoặc có một phần
               tài trợ bằng các khoản nợ không ưu đãi. Tuy nhiên, giá trị hiện tại ròng của các khoản

               nợ cho đến những năm gần đây vẫn không thay đổi. IDA và các tổ chức song phương
               đang áp đảo các nguồn không ưu đãi, cho dù những nguồn này vẫn đang cố gắng cho

               vay, do đó các khoản nợ lại càng tăng lên, kìm chân gánh nặng nợ nần.
               Điểm mấu chốt của việc các nước nghèo mắc nhiều nợ là vì họ vay của IMF, của WB

               và các tổ chức song phương khác, trong khi các nguồn cho vay tư nhân hoặc không ưu
               đãi lại rút ra. Tại sao lại có chuyện như vậy?

               Các tổ chức cho vay như IMF, WB và các tổ chức song phương khác khuyến khích
               viện trợ cho các nhà nước vô trách nhiệm, đây là chính sách lấp chỗ trống trong cung

               cấp vốn. Trong Chương 2, chỗ trống trong cung cấp vốn cũng xuất hiện dưới góc độ
               không có lợi, giữa khoản đầu tư bắt buộc và tiết kiệm trong nước. Ở đây, chỗ trống

               cung cấp vốn là chỗ trống giữa nhu cầu cấp vốn của cán cân thanh toán của các tổ
               chức và các nguồn vốn tư nhân. Yêu cầu cấp vốn có tính đến tổng thâm hụt thương

               mại, lãi suất từ những khoản nợ cũ, và việc hoàn trả những khoản nợ cũ đến kỳ hạn.
               “Lấp chỗ trống trong cung cấp vốn” cũng đồng nghĩa với việc viện trợ ưu đãi nhiều

               hơn cho những nước có thâm hụt thương mại cao, nợ hiện tại cao, và nợ tư nhân thấp.
               Đây lại là một hành động khác hoan nghênh những nhà nước vô trách nhiệm. Chính

               những chính sách của các nước này đã xua đuổi các tổ chức cho vay tư nhân, dẫn đến

               thâm hụt thương mại cao hơn và nợ hiện tại cũng cao hơn. Việc lấp chỗ trống trong
               cung cấp vốn đổ tiền vào sau những khoản nợ xấu, tạo ra đường xoắn ốc cho các
               khoản nợ: những nước không có khả năng chi trả nợ lại được nhận tiếp những khoản

               vay chính thức mới.


                                                            132
   127   128   129   130   131   132   133   134   135   136   137