Page 127 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 127

(chủ yếu là những người thân chính phủ).
               Đây là một giả thuyết có thể kiểm chứng. Nếu giả thuyết này đúng, nó sẽ gây chấn

               động. Nếu ai cũng hành động vì động cơ, thì một vài điều đáng ngạc nhiên có thể xảy
               ra trong chương trình xóa giảm nợ. Một chính phủ vô trách nhiệm sẽ tiếp tục vay khi

               những khoản nợ cũ được xóa bỏ, và họ thế chấp tương lai như trước khi được xóa nợ.

               Xóa nợ là một phương thuốc vô hiệu, không những không thúc đẩy được tăng trưởng,
               mà còn không giảm được chút gánh nặng nợ nần nào.
               Để kiểm tra thêm giả thuyết “vay vô trách nhiệm”, chúng ta có thể quan sát một số

               dấu hiệu thế chấp tương lai tinh vi hơn. Ngoài việc nợ nhiều, các nước nghèo còn

               đồng thời bán tài sản quốc gia với giá cao chót vót, đây cũng là một cách chiếm đoạt
               tài sản của các thế hệ tương lai. Hệt như những tiểu thuyết thời Victoria, trong đó đứa

               con thừa tự hoang toàng lúc đầu quịt nợ, sau đó bán đứng đồ bạc của gia đình, những
               “chính phủ vô trách nhiệm” này cũng tích luỹ những món nợ mới, đồng thời tiêu tán

               tài sản hiện có.
               Để khảo sát tác động của chương trình xóa nợ đối với những khoản nợ mới và tài sản,

               tôi nghiên cứu 41 nước được IMF và WB xếp trong nhóm các nước HIPC: Angola,
               Benin, Bolivia, Burkina Faso, Burundi, Cameroon, Cộng hoà Trung Phi, Chad, Cộng

               hoà Dân chủ Congo, Cộng hoà Congo, Bờ Biển Ngà, Guinea xích đạo, Ethiopia,
               Ghana, Guinea, Guinea Bissau, Guyana, Honduras, Kenya, Lào, Liberia-a,

               Madagascar, Malawi, Mali, Mauritania, Mozambique, Myanmar, Nicaragua, Niger,
               Rwanda, Sao Tome và Principe, Senegal, Sierra Leone, Somalia, Sudan, Tanzania,

               Togo, Uganda, Việt Nam, Yemen và Zambia.
               Số liệu xóa giảm nợ từ bảng nợ thế giới của WB chỉ có từ năm 1989. Quan hệ giữa

               việc xóa giảm nợ và vay nợ mới trong thời kỳ này rất kỳ lạ: tổng giá trị xóa nợ của 41
               nước nợ nhiều từ năm 1989 đến năm 1997 là 33 tỷ đô-la, trong khi khoản nợ mới là

               41 tỷ đô-la. Có thể thấy, lượng nợ được xóa bỏ tương đương với lượng nợ mới.
               Các nước được xóa nợ nhiều nhất cũng là những nước có nhiều khoản vay mới nhất.

               Qua thống kê, có một mối liên hệ đáng kể giữa mức giảm nợ trung bình và mức vay

               mượn ròng (tính theo phần trăm GDP). Thống nhất với giả thuyết “thế chấp tương
               lai”, các chính phủ này thay thế những món nợ vừa được xóa bỏ bằng những món nợ
               mới.

               Việc xóa bỏ nợ không phát huy hiệu quả được chứng tỏ qua gánh nặng nợ nần trong


                                                            127
   122   123   124   125   126   127   128   129   130   131   132