Page 124 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 124
thể coi xóa giảm nợ là thần dược để giảm nghèo cho các nước thế giới thứ ba. Trên
website chính thức của chương trình Jubilee 2000 có viết: “Hàng triệu người trên thế
giới đang sống trong nghèo đói vì các món nợ ở các nước thế giới thứ ba.” Nếu
chương trình Jubilee 2000 thành công, năm 2000 có thể trở thành năm đánh dấu sự
thay đổi rõ rệt trong lĩnh vực y tế, giáo dục, việc làm ở các nước đang phát triển, bị nợ
nần làm suy yếu.
Chỉ có một vấn đề duy nhất: Những người ủng hộ chiến dịch Jubilee 2000 như Bono,
Sachs, Dalai Lama, và Đức Giáo hoàng đều không nhận ra rằng xóa nợ cho các nước
nghèo không phải là chính sách mới. Những cố gắng xóa nợ đã có từ rất lâu khi các
nước nghèo bắt đầu nợ nhiều. Trong hai thập kỷ gần đây, chúng ta đã cố gắng xóa
giảm nợ và đạt được rất ít trong số những mục tiêu to lớn mà Chiến dịch Jubilee 2000
đề ra.
Hai thập kỷ xóa giảm nợ
Mặc dù từ năm 1967, đã có một số ý kiến cho rằng “các khoản nợ phải trả đã tăng lên
đến độ rất nhiều nước rơi vào tình trạng khủng hoảng”, nhưng chỉ đến năm 1979,
chương trình xóa giảm nợ cho các nước nghèo mới thật sự bắt đầu. Bảng nợ thế giới
do WB đưa ra năm 1979 có ghi rằng các nước nghèo vay vốn trả rất chậm, mặc dù các
nước này vẫn nhận được “chương trình xóa nợ và xóa lãi”. Cuộc họp của UNCTAC
từ năm 1977 đến 1979 thống kê được kết quả: các nước cho vay đã xóa nợ cho 45
nước nghèo, với tổng số tiền trị giá lên đến 6 tỷ đô-la. Những biện pháp xóa nợ của
các nước chủ nợ bao gồm “xóa bỏ lãi suất, thay đổi thời hạn trả lãi, giúp đỡ chi phí
trong nước, viện trợ đền bù không ràng buộc, và cung cấp các khoản viện trợ mới để
bồi hoàn các khoản nợ cũ”.
Bản báo cáo về châu Phi năm 1981 của WB ghi rõ Liberia, Sierra Leone, Sudan,
Zaire, và Zambia (tất cả các nước này về sau đều nằm trong chương trình HIPC) “trả
lãi suất cực kỳ khó khăn” trong những năm 1970 và đến những năm 1980 “vẫn mắc
phải những khó khăn đó”. Bản báo cáo có nói bóng gió tới việc cắt giảm nợ: “cần tìm
hiểu kỹ những giải pháp lâu dài đối với khủng hoảng nợ” và “biện pháp phân biệt giữa
viện trợ và nợ có thể bị phản tác dụng”. Bản báo cáo về châu Phi năm 1984 của WB
có vẻ thẳng thắn hơn, ít ra là trong giới hạn cho phép của một tổ chức tầm cỡ, khi viết:
“Ở những nước có chương trình giám sát, trách nhiệm của những chương trình này là
hỗ trợ tài chính để giảm những món nợ lâu năm, hoặc gia hạn trả nợ.” Trong bản báo
124