Page 120 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 120

đã nhìn vào thứ hạng của một quốc gia trong những năm 1980 (tính theo mức viện trợ
               phát triển chính thức nhận được trên đầu người). Sau đó, tôi xem xét thứ hạng của

               nước đó xét theo hiệu quả về chính sách trong cùng giai đoạn (hiệu quả về mặt chính
               sách là chỉ số trung bình về thâm hụt ngân sách, tham nhũng, lạm phát, phát triển tài

               chính, và khoảng chênh lệch chợ đen trong trao đổi ngoại tệ). Và tôi phát hiện ra rằng

               trong những năm 1980, hiệu quả về chính sách và viện trợ tài chính hầu như hoàn toàn
               độc lập với nhau. Vì thế, trong giai đoạn này, viện trợ theo chính sách sẽ làm tăng
               viện trợ tài chính ở một số nước (như Ấn Độ, Thái Lan và Malaysia) và làm giảm viện

               trợ tài chính chính thức ở một số nước khác (như Nicaragua, Jamaica và Ecuador).

               Để tăng cường điều kiện về hiệu quả chính sách trong việc tiếp nhận viện trợ, các
               quốc gia đáng ra phải tham gia vào “cuộc thi giành viện trợ”, ở đó họ sẽ phải nộp

               những bản đề xuất sử dụng những khoản tiền viện trợ này trong việc thúc đẩy tăng
               trưởng. Trong những đề xuất này, họ sẽ phải ghi lại thành tựu của các chính sách và

               tuyên bố những kế hoạch cải tổ trong tương lai.
               Tuy nhiên, viện trợ nên phản ánh mức hiệu quả chính sách đã đạt được, và không nên

               dựa trên những thay đổi đề xuất trong chính sách. Điểm này đảo ngược phương cách
               hiện tại, trong đó chỉ đưa ra những thay đổi chính sách là đủ để các nhà viện trợ cung

               cấp viện trợ. Với hệ thống hiện tại, nhiều nước đã thành công trong việc chơi trò bắt
               đầu từ chính sách tồi, rồi đổi sang chính sách tốt đủ lâu để nhận được viện trợ, rồi lại

               đổi trở về chính sách tồi. Kết quả là, nhiều nước với các chính sách tồi vẫn nhận được
               viện trợ.

               Khi thu nhập của các quốc gia tăng vì có những chính sách hợp lý cho tăng trưởng
               kinh tế, viện trợ nên gia tăng tương ứng với tăng trưởng. Điều này đối nghịch với điều

               đang xảy ra trên thực tế. Một nước với những chính sách tồi tệ và thu nhập giảm sút
               lại được ưu tiên nhiều hơn. Ví dụ, nền kinh tế Kenya từng có giai đoạn phát triển và

               lúc đó, nước này chỉ đủ tiêu chuẩn vay những khoản vay của WB với tỷ lệ lãi suất thị
               trường. Chỉ đến khi xuất hiện những chính sách tồi và thu nhập giảm, Kenya mới “đủ

               điều kiện” để nhận viện trợ với lãi suất thấp. Lẽ ra, những nước phát đạt, thật sự đi lên

               từ nghèo mới là những nước đủ tiêu chuẩn để được vay ưu đãi lãi suất thấp. Sự thay
               đổi trong điều kiện nhận viện trợ nên là con số dương khi thu nhập tăng, chứ không
               phải là con số âm. (Đương nhiên, trong giai đoạn đầu của một thể chế viện trợ mới,

               những nước nghèo vẫn nên là những nước được ưu tiên nhận viện trợ. Tôi không đề


                                                            120
   115   116   117   118   119   120   121   122   123   124   125