Page 117 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 117

người nghèo ở các nước tiếp nhận. Mối quan tâm này mâu thuẫn với sự đe dọa cắt
               viện trợ nếu các điều kiện không được đáp ứng của chính họ. Thậm chí nếu các điều

               kiện không được đáp ứng, các nhà viện trợ vẫn muốn xóa đói, giảm nghèo, và vì thế
               họ vẫn tiếp tục rót tiền. Những nước tiếp nhận có thể hiểu được ý nghĩ này của nhà

               viện trợ và vì thế họ ngồi yên mà không thực hiện cải tổ. Để cắt giảm thâm hụt, họ

               tiến hành những cải tổ trên bề mặt.
               Mối quan tâm đến người nghèo của các nhà viện trợ thậm chí còn tạo ra những động
               cơ xấu cho chính phủ các nước tiếp nhận. Bởi vì những quốc gia mà vấn đề nghèo đói

               nghiêm trọng hơn sẽ nhận được nhiều viện trợ hơn, cho nên họ có rất ít động cơ để

               xóa đói, giảm nghèo. Người dân nghèo bị kiềm chân trong vòng đói nghèo để thu hút
               viện trợ từ các nhà viện trợ.

               Làm thế nào để thay đổi những động cơ xấu này? Có một nghịch lý là những người
               nghèo ở các nước tiếp nhận viện trợ sẽ có cuộc sống khấm khá hơn nếu việc quyết

               định phân bổ viện trợ được giao cho những cơ quan cứng rắn không quan tâm đến
               người nghèo. Cơ quan cứng rắn này có thể đe dọa xóa bỏ viện trợ nếu những nước

               tiếp nhận không đáp ứng được các điều kiện và có chính sách xóa đói, giảm nghèo
               hiệu quả. Nhờ thế, nước tiếp nhận sẽ gắng sức đáp ứng các điều kiện và người nghèo

               sẽ được hưởng lợi.
               Những nhà viện trợ cũng có động cơ viện trợ sai trái với những lý do không được cao

               đẹp. Hầu hết các tổ chức viện trợ đều được chia thành các phòng riêng biệt theo mỗi
               quốc gia hoặc một nhóm các quốc gia. Ngân sách của các phòng ban được quyết định

               bởi số tiền viện trợ cho các nước tiếp nhận. Phòng ban nào không chi hết ngân sách
               viện trợ có nhiều khả năng sẽ nhận được ngân sách ít hơn vào năm sau. Ngân sách

               viện trợ lớn hơn thường đi kèm với uy tín cao hơn và có cơ hội tốt hơn cho sự thăng
               tiến nghề nghiệp. Vì thế, các nhân viên trong những phòng ban này có động lực để

               cấp viện trợ cho cả những nước không đáp ứng đủ các điều kiện.
               Các nhà viện trợ tạo thêm một động cơ xấu cho những nước tiếp nhận viện trợ khi đặt

               ra điều kiện cho vay dựa theo sự thay đổi trong chính sách. Điều này tạo ra một kiểu

               điều chỉnh zig zag, trong đó các quốc gia liên tục điều chỉnh và điều chỉnh lại. Khi
               điều chỉnh, họ nhận được những khoản vay vì những thay đổi hợp lý trong chính sách.
               Khi đưa ra những chính sách tồi, họ không nhận được viện trợ nữa. Sau đó, họ lại điều

               chỉnh, bắt đầu một vòng vay mới. Tạp chí Economist miêu tả quá trình này ở Kenya


                                                            117
   112   113   114   115   116   117   118   119   120   121   122