Page 115 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 115
yêu cầu những quỹ hưu có dư trong giai đoạn đầu của vòng đời quỹ cho chính phủ
vay với tỷ lệ lãi suất thực âm. Việc này xảy ra ở Costa Rica, Ecuador, Ai Cập,
Jamaica, Peru, Trinidad, Tobago, Thổ Nhĩ Kỳ, và Venezuela. Trong trường hợp tồi tệ
nhất ở Peru, tỷ lệ lãi suất thực đối với quỹ hưu là –37,4% – một con số khiến những
người nghỉ hưu Peru luôn lo lắng. Hạ tỷ lệ lãi suất đối với nợ chính phủ giúp giảm
thâm hụt ngân sách, nhưng cũng làm giảm những dự trữ có được khi quỹ hưu bắt đầu
có những khoản thâm hụt trong giai đoạn sau của vòng đời quỹ. Chính phủ sẽ phải
thanh toán những khoản nợ quỹ hưu, vì thế phương pháp dùng tỷ lệ lãi suất thực âm
thực ra chỉ phân phối khoản chi từ hiện tại sang tương lai.
Có những trò trí trá tương tự mà một chính phủ có thể sử dụng với những điều kiện
cải tổ khác. Để đáp ứng điều kiện về lạm phát, một chính phủ có thể giữ nguyên mức
thâm hụt ngân sách và thay vì in tiền thì đi vay để trả nợ. Chính phủ có thể tiếp tục
làm như thế cho tới khi số nợ quá lớn và các bên cho vay ngừng cho vay tiếp. Kết quả
là, chính phủ bắt buộc phải in tiền và lạm phát lại gia tăng trở lại. Nhưng lần này, hoạt
động in tiền và tình trạng lạm phát tăng ở mức cao hơn, bởi vì chính phủ lúc này cần
thanh toán cả lãi suất của các khoản nợ chồng chất trong thời gian trước đó. Tất cả
những gì mà chính phủ đạt được là giảm lạm phát ngày hôm nay với cái giá là làm
tăng lạm phát vào ngày mai. (Những nỗ lực giảm lạm phát thất bại của Argentina
trước năm 1990 xảy ra đúng như câu chuyện trên).
Tất cả những chuyện này chứng tỏ, các nước có thể cải thiện trong thời gian ngắn và
có vẻ đáp ứng những điều kiện vay, nhưng thực ra họ chỉ đang trì hoãn vấn đề. Vì thế,
trong tương lai, họ lấy những khoản vay mới để giải quyết vấn đề đã trở nên nghiêm
trọng hơn do các đợt điều chỉnh giả. Lời giải thích này mang lại cho chúng ta cái nhìn
sâu sắc hơn vào những quốc gia nhận được nhiều khoản vay theo chương trình một
cách đáng ngạc nhiên.
Đầu tiên, hãy xem xét những khoản viện trợ khủng hoảng ngắn hạn của IMF (hay còn
được gọi là nợ dự phòng). Những khoản nợ này nhằm giải quyết tình trạng khủng
hoảng trầm trọng, như khi một quốc gia không còn đủ lượng ngoại tệ dự trữ. Trên lý
thuyết, IMF và các cơ quan quốc tế khác sẽ giúp một quốc gia giải quyết khủng hoảng
bằng cách ngăn chặn những cuộc khủng hoảng có thể xảy ra trong tương lai. Nhưng
mục đích này không thành hiện thực. Các quốc gia bị vướng vào cái vòng luẩn quẩn
với các khoản viện trợ khủng hoảng của IMF. Haiiti đã trải qua 22 lần quay vòng.
115