Page 116 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 116
Liberia 18 lần, Ecuador 16 lần, và Argentina 15 lần. Khẩu hiệu của IMF, WB và các
quốc gia nhận viện trợ dường như là “hàng triệu đô-la để giải quyết cuộc khủng
hoảng, chứ không phải một đô-la để ngăn chặn khủng hoảng.”
Có 12 quốc gia đã nhận 15 hoặc nhiều hơn các khoản vay có điều kiện từ WB và IMF
trong giai đoạn 1980-1994: Argentina, Bangladesh, Bờ Biển Ngà, Ghana, Jamaica,
Kenya, Marốc, Mexico, Pakistan, Philippines, Senegal, và Uganda. Tỷ lệ tăng trưởng
bình quân đầu người trung bình của 12 nước này trong suốt thời gian đó là con số 0.
Điều này có thể là thất bại lớn nhất của chương trình cho vay có điều kiện điều chỉnh
chính sách: thất bại trong việc thiết lập những chính sách thúc đẩy tăng trưởng. Tăng
trưởng cao hơn làm tăng doanh thu từ thuế, hoạt động xuất khẩu được xúc tiến nhanh
hơn, và lãi suất của những khoản nợ được thanh toán một cách dễ dàng hơn, giúp loại
trừ những khoản vay theo chương trình trong tương lai. IMF, WB và các nhà viện trợ
đã lo lắng về tình trạng nợ nhiều đến nỗi họ đã thiếu chú ý đến những động cơ gia
tăng tài sản của các quốc gia – như khả năng tạo ra thu nhập tương lai thông qua tăng
trưởng kinh tế. Một nghiên cứu gần đây do Przeworski và Vreeland thực hiện đã tìm
ra hệ quả tồi tệ của các chương trình tăng trưởng của IMF. Các tài liệu lập lờ trong nội
bộ WB và IMF đã cố gắng dự đoán tác động của những chương trình tăng trưởng này
bằng cách kiểm soát các yếu tố khác. Những hệ quả tích cực cho tăng trưởng rất khó
nhận thấy. Rõ ràng, những kỳ vọng dành cho chương trình “điều chỉnh để tăng
trưởng” đã không thành công. Có quá ít điều chỉnh, quá ít tăng trưởng, và quá ít hoạt
động giám sát kết quả cho vay của chương trình.
Động cơ cho các nhà viện trợ và các quốc gia nhận viện trợ
Vậy tại sao chương trình cho vay có điều kiện điều chỉnh chính sách ở cuối thập niên
1980 lại biến thành chương trình cho vay thiếu thận trọng cho các quốc gia không có
hy vọng? Tại sao chương trình này không phải là thần dược cho tăng trưởng? Tại sao
chúng ta không gia tăng sức ép đối với việc thực hiện những điều kiện cải tổ? Một lần
nữa, phương châm – ai cũng hành động vì động cơ – lại cho câu trả lời. Những động
cơ không bị các tổ chức quốc tế kiểm soát. Người cho vay có động cơ cho vay ngay cả
khi những điều kiện vay không được đáp ứng. Người được vay lại có động cơ trì hoãn
tiến hành cải cách dù đã nhận những khoản vay theo chương trình. Nhiều động cơ
khác nhau cùng gây ra những vấn đề này.
Thứ nhất, các nhà viện trợ sẽ không còn là nhà viện trợ nếu họ không quan tâm đến
116