Page 125 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 125
cáo năm 1986, WB phát biểu mạnh mẽ hơn: “Do châu Phi có thu nhập thấp, nhu cầu
cung cấp vốn sẽ phải dựa vào viện trợ song phương và xóa giảm nợ”. Năm 1988, WB
cho biết “Năm vừa qua chúng ta đã nhận thấy sự cấp thiết về vấn đề nợ của các nước
có thu nhập thấp ở vùng cận Sahara”. Năm 1991, báo cáo của WB tiếp tục đưa ra
những lý lẽ hùng hồn: “Châu Phi không thể tránh khỏi khủng hoảng kinh tế nếu không
được giảm nợ đáng kể”.
Chuyến đi vòng quanh thế giới của các nước G7
Những nước giàu đáp lại lời kêu gọi xóa nợ cho các nước nghèo của WB. Hội nghị
thượng đỉnh G7 tháng 6 năm 1987 ở Venise kêu gọi giảm lãi suất cho các nước có thu
nhập thấp. Các nước G7 đồng ý xóa một phần nợ, về sau quyết định này được gọi là
Điều khoản Venise (đây là thời điểm bắt đầu trào lưu gọi tên các chương trình giảm
nợ bằng địa điểm cuộc họp gần nhất của các nước G7). Một năm sau, tháng 6 năm
1988, hội nghị thượng đỉnh G7 ở Toronto thỏa thuận xóa một phần nợ, kéo dài kỳ hạn
thanh toán, và hạ lãi suất cho các nước nghèo, về sau những thỏa thuận này được gọi
là Điều khoản Toronto.
Trong khi đó, để giúp các nước châu Phi trả nợ chính thức, tháng 12 năm 1987, WB
phát động chương trình giúp đỡ đặc biệt (Special Program of Assistance – SPA) cho
các nước có thu nhập thấp ở châu Phi. IMF bổ sung thêm Chương trình tăng cường
điều chỉnh cơ cấu (Enhanced Structural Adjustment Facility – ESAF). Cả hai chương
trình này đều nhằm cung cấp “viện trợ ưu đãi với số lượng lớn hơn, nhanh chóng hơn
cho các nước đang trong quá trình điều chỉnh”.
Hội nghị thượng đỉnh Houston của khối G7 năm 1990 cho rằng “cần phải đưa ra nhiều
ưu đãi hơn nữa cho các nước nghèo mắc nợ”. Anh và Hà Lan đề nghị Điều khoản
Trinidad, giảm 67% nợ từ con số 20% trong Điều khoản Toronto. Năm 1991, Hội
nghị thượng đỉnh G7 ở London thỏa thuận “sẽ có thêm những biện pháp giảm nợ…
nhiều hơn những biện pháp được đưa ra trong Điều khoản Toronto.” Cho tới tháng 11
năm 1993, câu lạc bộ Paris (của những nước cho vay chính thức) áp dụng Điều khoản
Toronto mở rộng, với ưu đãi lớn hơn. Tháng 12 năm 1994, câu lạc bộ Paris công bố
“điều khoản Naples”, giảm thêm nợ cho một số nước đủ tư cách.
Sau đó, tháng 9 năm 1996, IMF và WB công bố chương trình HIPC, cho phép những
nước nghèo được “tự định thời gian trả nợ” và được tiếp tục “quan hệ bình thường với
cộng đồng tài chính quốc tế, bằng việc thực hiện đầy đủ cam kết và có đủ lưu lượng
125