Page 129 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 129
tiền thu được từ việc bán các công ty quốc doanh của các nước trong nhóm HIPC lên
tới 4 tỷ đô-la. Con số trên vẫn chưa chính xác, bởi thực ra không phải tất cả mọi thu
nhập từ hoạt động này đều được kê khai chính thức. Tuy nhiên, ngay cả khi dùng
những số liệu chưa đầy đủ này, chúng ta cũng đã thấy có mối liên quan đồng biến
giữa lượng nợ được xóa bỏ và thu nhập từ tư nhân hóa. Có thể quá trình tư nhân hóa
được tiến hành vì lý do hiệu quả, hoặc có thể là điều kiện xóa giảm nợ, nhưng cũng có
thể là do chính phủ tiêu tán tài sản của mình quá hoang phí.
Biểu hiện tài sản đang bị tiêu tán là những dấu hiệu đáng lo ngại nhất. Từ năm 1979-
1998, thu nhập bình quân theo đầu người của các nước trong nhóm HIPC giảm. Đây
là một dấu hiệu đáng lo, trước tiên bởi vì trong suốt hai thập kỷ, chương trình xóa
giảm nợ không giúp các nước trong HIPC tránh được mức tăng trưởng kinh tế âm.
Đối với những người ủng hộ chiến dịch Jubilee 2000, đây không phải là tin vui vì họ
luôn bào chữa rằng xóa giảm nợ sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thứ hai, thu nhập giảm là một dấu hiệu gián tiếp cho thấy năng lực sản xuất kinh tế
của chính phủ đang suy yếu. Các chính sách của nhà nước có thể chú trọng vào tiêu
dùng hiện tại hơn là đầu tư cho tương lai. Thu nhập giảm chứng tỏ, chính phủ đang
triệt tiêu cơ sở hạ tầng công cộng ví dụ như đường sá, trường học, trạm xá, giảm tác
động của đầu tư, dẫn đến sự sút kém của các nước trong nhóm HIPC.
Nợ nhiều là do chính sách tồi hay do vận rủi?
Một biểu hiện nữa trong sự vô trách nhiệm của chính phủ mà người ta thường thấy,
nhất là ở các nước nợ nhiều, là thâm hụt thương mại lớn. Với mức thu nhập bình quân
đầu người như nhau, trong giai đoạn 1980-1997, những nước trong HIPC có mức
thâm hụt ngân sách lớn hơn nhiều so với những nước không thuộc nhóm này.
Tuy nhiên, đây không phải là những biểu hiện duy nhất của những chính phủ vô trách
nhiệm. Những chính phủ này còn có những chính sách thiển cận, bao cấp cho những
người ủng hộ mình, bỏ mặc mức tăng trưởng trong tương lai. Ví dụ, họ giữ lãi suất
dưới mức lạm phát, để bao cấp cho những người thân chính phủ. Nạn nhận trực tiếp
sẽ là những người dân gửi tiền vào ngân hàng. Lạm phát tăng cao, làm giảm giá trị
thực tế của số tiền gửi, vì vậy, họ rút tiền và đầu tư vào bất động sản hay mua ngoại
hối. Điều này buộc ngành tài chính ở các nước phải co lại. Trong khi đó, một ngành
tài chính lớn và lành mạnh lại là điều kiện tiên quyết cho tăng trưởng kinh tế. Trên
thực tế, các nước trong nhóm HIPC có hệ thống tài chính nhỏ hơn nhiều so với các
129