Page 126 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 126

tài chính”. Các nước cho vay đa phương lần đầu tiên sẽ “thực hiện việc giảm yêu sách
               của mình đối với một số nước”, dựa trên điều kiện chính sách tốt ở những nước nhận

               vay.
               Cũng thời gian này, câu lạc bộ Paris thỏa thuận đi xa hơn điều khoản Naples và giảm

               80% nợ. Tới tháng 9 năm 1999, khi Bono, Sachs, Dalai Lama và Giáo Hoàng gặp

               nhau, họ đã đưa ra cách giải quyết trọn gói giảm nợ cho 7 nước nghèo, với tổng số
               tiền trị giá hơn 3,4 tỷ đô-la. Sau đó, năm 1999, chương trình này được mở rộng thêm,
               tuy nhiên chiến dịch Jubilee 2000 chỉ trích rằng năm 1999 chưa mở rộng đủ. Tháng 10

               năm 2000, WB cho biết cho tới cuối năm, 20 nước nghèo sẽ được “giảm nợ đáng kể”.

               Bên cạnh việc giảm nợ trực tiếp, cũng có những hình thức giảm nợ gián tiếp trong
               từng thời kỳ, thay thế nợ ưu đãi (tức là nợ với lãi suất thấp hơn mức lãi suất thị

               trường) bằng với nợ không ưu đãi (với lãi suất thị trường). Mặc dù có hoạt động
               chuyển khoản lớn từ những tổ chức cho vay ưu đãi như Hội Phát triển quốc tế của

               WB, hay những chi nhánh của các tổ chức song phương và đa phương, gánh nặng trả
               lãi của các nước trong HIPC vẫn tăng lên đáng kể.

               Sự cần thiết phải tiếp tục hết chương trình giảm nợ này đến chương trình giảm nợ
               khác, cùng lúc với việc thay thế nợ không ưu đãi bằng nợ ưu đãi, rồi chiến dịch

               Jubilee 2000 kêu gọi giảm thêm nợ, rồi Bono, Sachs, Dalai Lama và Giáo hoàng vò
               đầu bứt tai, chứng tỏ rẳng giảm nợ chưa chắc đã là thần dược cho sự phát triển. Có

               một nghịch lý kỳ lạ rằng sau hai thập kỷ cố gắng giảm nợ và tăng cấp vốn ưu đãi, lại
               càng có nhiều nước bị xếp vào nhóm mang nợ nặng nề.

               Phần còn lại của chương này sẽ xem xét một số lời giải thích tại sao chương trình xóa
               giảm nợ lại sai sót hoặc sai lầm trong hai thập kỷ qua. Một số nước khi đi vay chọn số

               tiền lớn, có thể chỉ đơn giản là để lấy khoản vay mới trả cho khoản vay cũ. Những
               điều khoản tưởng là có lợi cho việc xóa giảm nợ lại có tác dụng ngược lại, bởi vì các

               nước nghèo tiếp tục vay tiền khi biết rằng chắc chắn họ sẽ được xóa nợ. Nợ nhiều vẫn
               là một vấn đề dai dẳng. Nó cho thấy “những chính phủ vô trách nhiệm” vẫn hoàn toàn

               “vô trách nhiệm” kể cả sau khi được xóa giảm nợ.

               Bán tương lai
               Chiến dịch Jubilee 2000 coi nợ như một thiên tai rơi vào các nước nghèo. Thực tế có
               lẽ không nhẹ nhàng như vậy. Các nước vay khối lượng lớn sẵn sàng thế chấp sự thịnh

               vượng của các thế hệ tương lai để cung cấp vốn duy trì mức sống của thế hệ hiện tại


                                                            126
   121   122   123   124   125   126   127   128   129   130   131