Page 138 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 138
PHẦN III . CON NGƯỜI HÀNH ĐỘNG VÌ ĐỘNG CƠ
Trong phần II, chúng ta đã biết không có một công thức thần kỳ nào có thể biến người
nghèo trở thành giàu có. Viện trợ, đầu tư, giáo dục, kiểm soát dân số, điều chỉnh chính
sách cho vay hay xóa nợ đều không phải là liều thuốc tiên cho tăng trưởng. Nguyên
nhân là do các công thức nêu trên đã không dựa trên nguyên tắc cơ bản của kinh tế
học: đó là con người hành động vì động cơ. Ở phần III này, chúng ta sẽ thấy, ngay cả
khi chính phủ không cản trở thị trường tự do, người nghèo cũng không có động cơ để
thoát khỏi nghèo khổ. Để vượt qua những điều không may mắn và thoát nghèo, người
nghèo cần nhận được các động cơ trực tiếp do chính phủ tạo nên. Đôi khi sự thiếu
may mắn chứ không phải chính sách tồi tệ mới là nguyên nhân của tình trạng này.
Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu các chính phủ đã ngăn cản thị trường tự do và
tạo ra những động cơ triệt tiêu tăng trưởng như thế nào. Một trong những hoạt động
hủy hoại nền kinh tế của chính phủ là tham nhũng. Tạo ra động cơ chống tham nhũng
và khuyến khích thị trường tự do thường đòi hỏi chính phủ phải có những chính sách
cải cách thể chế cơ bản, những chính sách này sẽ buộc chính phủ chịu trách nhiệm
trước luật pháp và trước các công dân của mình. Ngay cả khi nguyên nhân rắc rối bắt
nguồn từ chính sách của chính phủ hay nạn tham nhũng thì chúng ta cũng chẳng làm
được gì nhiều vì các viên chức chính phủ có động cơ để đưa ra những chính sách hủy
hoại nền kinh tế. Sự bất bình đẳng và phân biệt dân tộc càng làm tăng khả năng chính
phủ sử dụng các chính sách hủy hoại nền kinh tế, bởi vì khi đó chính phủ sẽ hành
động vì lợi ích của một tầng lớp hay nhóm dân tộc nhất định chứ không phải vì lợi ích
của cả quốc gia. Để đảm bảo tăng trưởng kinh tế, chính phủ cần có những nỗ lực có ý
thức trong việc cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng. Thất bại trong
tăng trưởng xảy ra khi chúng ta, thông qua chính phủ, hoặc đã “làm những gì chúng ta
lẽ ra không nên làm” hoặc là “không làm những gì mà chúng ta nên làm”.
Tạo ra động cơ phù hợp không phải là một công thức phát triển mới, thần kỳ, mà là
một nguyên tắc được tiến hành từng bước, trong đó cần gạt bỏ hết những động cơ sai
lầm gắn liền với lợi ích của một nhóm nào đó và tạo điều kiện để ngày càng nhiều cá
nhân có thể tiếp cận các động cơ đúng đắn. Cũng giống như chặt bỏ những bụi gai
trên con đường đi tới phát triển, nó là một quá trình đấu tranh đầy khó khăn để mở
rộng thêm từng khoảng trống phong quang. Đôi khi chúng ta thấy rất khó khăn và
không thể tiến lên được. Sự chồng chéo giữa các động cơ của chính phủ, nhà viện trợ
138