Page 140 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 140

CHƯƠNG 8. Câu chuyện về hiệu suất tăng dần: Sự lan truyền, kết hợp và những
                                                          cái bẫy

               Ai có sẽ được nhận
               Kẻ không sẽ mất đi

               Kinh Thánh đã nói vậy

               Và đến nay vẫn thế.
               – Billie Holiday, “Chúa phù hộ đứa bé”
               Tiềm năng thu nhập tương lai là động lực mạnh mẽ khiến người ta có thể làm bất cứ

               việc gì. Điều gì có thể tác động mạnh đến các động cơ dành cho người nghèo? Nếu

               như công nghệ là yếu tố quyết định sự khác biệt về thu nhập và tăng trưởng giữa các
               quốc gia thì tại sao các nước nghèo lại không áp dụng các công nghệ tiên tiến? Đáp án

               của tất cả những câu hỏi này là: hiệu suất tăng dần. Cụ thể là: sự lan truyền tri thức,
               kết hợp giữa các kỹ năng và những cái bẫy đói nghèo.

               Câu chuyện về sự lan truyền, kết hợp và những cái bẫy khiến nhiều nhà kinh tế học
               phải ngạc nhiên. Tại sao một khoản đầu tư nhỏ của một doanh nhân Bangladesh có

               tên là Noorul Quader vào một nhà máy sản xuất áo sơ-mi lại có thể đe dọa ngành dệt
               may nước Mỹ? Chiếc vòng chữ O bị lỗi, nguyên nhân gây ra vụ nổ tàu vũ trụ

               Challenger, và sự kém phát triển của Zambia liên quan với nhau như thế nào? Sự xuất
               hiện các khu nhà ổ chuột ở đô thị có liên quan thế nào với tình trạng nghèo khổ ở

               Ethiopia? Tại sao sự lan truyền kiến thức và kết hợp kỹ năng lại đẩy người nghèo rơi
               vào những cái bẫy đói nghèo?

               Trước tiên, chúng ta hãy cùng xem xét lại các động cơ cho tăng trưởng. Tăng trưởng
               là quá trình trở nên giàu có hơn. Trở nên giàu có hơn là sự lựa chọn giữa tiêu dùng

               hiện tại và tiêu dùng tương lai. Nếu như tôi cắt giảm đáng kể tiêu dùng hiện tại và tiết
               kiệm phần lớn thu nhập tiền lương của tôi, thì sau một vài năm, tôi sẽ giàu có hơn bởi

               vì tôi sẽ vừa có tiền lương, vừa có thu nhập từ lãi trên khoản tiết kiệm của mình.
               Ngược lại, nếu tôi tiêu dùng toàn bộ tiền lương hiện tại, tôi sẽ mãi mãi chỉ có khoản

               thu nhập từ tiền lương mà thôi.

               Tuy nhiên, theo quan điểm cũ về tăng trưởng thì các khoản tiết kiệm trong nền kinh tế
               không ảnh hưởng gì tới tăng trưởng dài hạn. Tăng trưởng được quyết định bởi tốc độ
               tiến bộ công nghệ. Hiệu suất giảm dần có nghĩa là các khoản tiết kiệm trong nền kinh

               tế sẽ đẩy lãi suất xuống thấp tới mức mà tại đó nền kinh tế có mức tiết kiệm vừa đủ để


                                                            140
   135   136   137   138   139   140   141   142   143   144   145