Page 141 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 141
theo kịp tiến bộ công nghệ. Do đó, tăng trưởng dài hạn sẽ xảy ra với tỷ lệ ngang bằng
tốc độ tiến bộ công nghệ và không liên quan gì tới các động cơ tiết kiệm.
Nhưng hiện tượng hiệu suất trên vốn giảm dần có thật sự xảy ra? Các lý thuyết tăng
trưởng mới khẳng định là không. Tại sao lại là không khi việc có thêm máy móc cho
một số lượng nhân công không đổi chắc chắn sẽ dẫn tới hiện tượng hiệu suất giảm dần
do máy móc? Câu trả lời là vì con người có thể tích luỹ vốn công nghệ, hay nói cách
khác tri thức về các công nghệ mới sẽ tiết kiệm được lao động.
Điều này rất giống với quan điểm cho rằng tiến bộ công nghệ dẫn đến tăng trưởng
trong mô hình Solow. Điểm khác biệt với mô hình Solow là việc cho phép công nghệ,
cũng như tất cả những yếu tố khác làm tăng sản lượng trong điều kiện số lượng lao
động bị thúc đẩy bởi động cơ không đổi.
Ý tưởng cốt lõi ở đây khá đơn giản. Hiệu suất giảm dần đòi hỏi một yếu tố sản xuất
phải được giữ cố định, chẳng hạn như lực lượng lao động. Nhưng các chủ doanh
nghiệp tìm kiếm lợi nhuận sẽ tìm cách để vượt qua hạn chế này. Họ sẽ tìm kiếm các
công nghệ mới để tiết kiệm lao động.
Ảnh hưởng này của các chính sách kích thích tới tăng trưởng là điểm khác biệt đáng
kể so với mô hình Solow đi theo quan điểm lỗi thời, tiến bộ công nghệ xảy ra bởi
những lý do phi kinh tế luôn quyết định tăng trưởng trong dài hạn. Giờ đây, các thay
đổi trong động cơ về thu nhập sẽ thường xuyên làm thay đổi tốc độ tăng trưởng kinh
tế.
Nhưng công nghệ còn có một số đặc điểm khác thường. Tri thức công nghệ có thể lan
truyền từ người này sang người khác. Công nghệ sẽ mang lại hiệu quả tối đa khi các
lao động tay nghề cao kết hợp với nhau. Và điều này dẫn đến nguy cơ, những lao
động kỹ năng thấp có thể bị đẩy ra khỏi toàn bộ tiến trình và vướng vào một cái bẫy.
Sự lan truyền
Một ngày tháng 4 năm 1980, Công ty May Desh ở Bangladesh của Noorul Quader
cho ra đời những chiếc áo sơ-mi đầu tiên. Trước khi Quader thành lập Desh, may mặc
chỉ là một ngành nhỏ ở Bangladesh. Các công nhân may mặc của Bangladesh là một
nhóm nhỏ lẻ, chỉ khoảng 40 người.
Trong năm đầu tiên hoạt động, nhà máy của Quader sản xuất được 43.000 chiếc áo
sơ-mi. Nhưng một nhà máy sản xuất số lượng sơ-mi như vậy và xuất khẩu với giá
thành 1,28 đô-la mỗi chiếc, đạt tổng doanh thu 55.500 đô-la vẫn chưa thấm vào đâu
141