Page 206 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 206

Thông sử  là một trong bốn bộ sách lớn mà lãnh đạo đất nước muốn làm ngay khi hòa

               bình trở về, cùng với Bách khoa thư, Từ điển tiếng Việt  và Lịch sử văn học Việt Nam.  Nó sẽ
               là chuẩn mực về sử liệu, quan điểm cho những nghiên cứu khác dựa vào. Vị “ Tổng tài Quốc

               Sử quán ” của chính thể cộng hòa đầu tiên đã không ít lần lên cơn huyết áp vì công trình

               này. Ngay từ khi thành lập cơ quan nghiên cứu trong chiến tranh, Liệu đã nghĩ tới nó. Bây
               giờ, cáp trên chính thức giao nhiệm vụ biên soạn đề cương. Bản trình lên không được thông

               qua. Công trình qua tay một chủ biên khác, với nhóm cộng sự khác. Đó là mối bẽ bàng lớn?

                    May là trước, giữa và sau những cơn lên máu ngày càng mau, Liệu làm được nhiều việc.
               Lớp trẻ cậy vào ông và chính ông phải dựa vào họ.


                     “Lịch sử tám mươi năm chống Pháp”  có những phản hồi tích cực trong giới. Người ta

               cảm nhận được trong đó tâm hồn dân tộc, sự từng trải của người viết . Và cũng không ít “giá

               mà” với “nếu như”… Cái câu “Lịch sử phải luôn luôn được viết lại” của Ănghen hẳn chưa
               phải gần gũi với Liệu. Nhưng cái điều “lịch sử phải công bằng, sòng phẳng” thì ông đã thể

               hiện ra được.


                    TRỞ LẠI VỚI THƠ

                    Đứng đầu cơ quan “Quốc Sử quán” của chế độ, có nghĩa là phải tấp nập với trước thuật.
               Viết những cái của riêng mình, đọc và nhận xét của anh em, đồng sự, chú ý đến đám trẻ… ,

               đó là những công việc Liệu phải làm hàng ngày, thường là có ý thức, nhưng đôi khi là vô ý

               thức. Chẳng hạn buổi tối đi dạo thấy Chương Thâu, một sinh viên mới ra trường đọc sách
               dưới ánh đèn đường tù mù, vàng vọt ông gằn giọng đùa: “Cái thằng đồ Nghệ… Cái thằng đồ

               Nghệ…”, lửng lơ, chẳng ra khen chẳng ra nhận xét. Nhưng Chương Thâu thì nhớ, cho đến

               khi đã trở thành nhà nghiên cứu sử cận đại, “sở hữu” bao điều về Phan Bội Châu.
                    Những mối quan tâm khác: Lê Văn Lan, Nguyễn Linh hai nghiên cứu viên trẻ của Viện

               Sử học gặp tai nạn nghề nghiệp… Nằm trong tù, chắc chả phải khổ sở thiếu thốn lắm , Lê

               Văn Lan thêu trên miếng vải bông hoa xòe cánh, mấy chữ kính biếu bác Trần Huy Liệu, viền
               nó lại bằng những đường hoa văn rồi gửi “chiếc khăn tay” ra ngoài. Ngẫm nghĩ về tay nghề

               thêu ren đang lên của cậu nhân viên trẻ, Liệu thấy phát phiền. Lại đi tới đi lui, đến những

               địa chỉ này nọ xin bảo lãnh. Hai người được trở lại đời tự do, nhưng Linh bỏ nghề sử, đi rất
               xa về phía Nam sống, còn Lan vẫn theo đuổi cái nghiệp ngắm nghía chế độ phong kiến Việt
   201   202   203   204   205   206   207   208   209   210   211