Page 211 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 211

khí hùng ” trong bài Buổi ấy, tôi gợi nhớ lại những   liệt sĩ U, Yên trong thời Xuân Thu chiến

               quốc!


                     Tôi muốn   viết   dài hơn nữa nhưng mấy hôm nay huyết áp hơi cao phải dừng lại. Nói

               tóm lại, tập thơ của anh đã nói lên được   những     Tiếng lòng của anh bên những   tiếng đanh
               thép mà mọi người quen nghe. Chắc anh cũng cảm thấy vui và cũng muốn biết các bạn đọc

               thơ mình có ý kiến gì. Tôi đã làm cái việc mà tôi muốn làm. Anh   ạ, tôi thì tôi muốn rằng các

               đồng chí của ta mỗi người mỗi việc, nhưng ai cũng phải biết thưởng thơ và nếu có thể được
               thì làm thơ cho tâm hơn được thư sướng hơn, đời sống mạnh mẽ và đậm đà hơn, có thể nói là

               yêu đời hơn.
                     Thân ái

                     Trần Huy Liệu

                    Tập “Thơ Sóng Hồng” ra đời với số bản in lớn, có bài được đưa vào sách giáo khoa. Báo
               chí khen. Các nhà phê bình nhấn mạnh mặt nội dung tư tưởng, một điểm mạnh của nhà thơ

               cách mạng. Tức là khác nhiều so với những nhận xét của Trần Huy Liệu. Ông có cứng quá,
               “gồng” mình lên để được tiếng dũng cảm trước lãnh tụ không? Hẳn là Liệu chẳng phải làm

               ra thế. Đơn giản là khi đối diện với thơ, ông thấy mọi người đều bình đẳng, ý kiến cá nhân là

               quan trọng nhất chứ không phải ý thức chấp hành kỷ luật. Thái độ tôn trọng, thành thật đó
               ra lối giữa hai người bạn cũ, được Trường Chinh trả lời bằng bức thư cũng rất tôn trọng.

                     Hà Nội

                     28-10-1966
                     Anh Liệu, cảm ơn anh đã cho   những   nhận xét   về Thơ Sóng Hồng và đã nhặt cho một

               số hạt sạn trong tập thơ đó.

                     Lúc nào hứng lên mà có thì giờ hoặc cách mạng yêu cầu thì tôi làm thơ. Cũng ít có thì
               giờ suy nghĩ, chọn lọc hình tượng và mài giũa về lời thơ. Cho nên có nhiều hạt sạn trong thơ

               của tôi, đó là điều tất nhiên. Sau này nếu còn làm thơ tôi sẽ chú ý nhũng ý kiến của anh để

               tránh   những   cái mà trong thơ không nên có, tránh một cách tương đối thôi, vì dù sao giọng
               văn lý luận, văn chính luận của tôi cũng đã in ít nhiều dấu vết trong thơ tôi, và chủ quan mình

               quen đi rồi, cho nên tự mình cũng khó phát hiện   những   chỗ “ít chất   thơ” của mình.

                     Có một cách là đưa các anh em nhà thơ xem giúp và góp ý kiến. Nhung sợ phiền các anh
               thôi, trong thư anh có vài điểm nhỏ tôi cần giải thích:
   206   207   208   209   210   211   212   213   214   215   216