Page 213 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 213

- 25 -: CẢO XƯA GIỞ LẠI



                    Có câu “Văn là người”. Thế “Sử là người” thì liệu có đúng? Tức là cái cách nghiên cứu
               của một người nó “tố cáo” rất hùng hồn sở đoản, sở trường, tính cách, thậm chí nhân cách

               của anh. Như có người bảo đang chiến tranh phải đưa ra luận điểm Việt Nam là một trong

               những cái nôi của loài người. Một người khác phán Tây Sơn có công thống nhất đất nước.


                    Liệu không đồng ý. Đấy là lối “cưỡng hiếp lịch sử”: điều bên văn người ta có thể làm

               nhờ cái quyền hư cấu. Nhà Nguyễn bán nước cho thực dân thật, nhưng chính họ mới là
               người mở mang bờ cõi đến chót cùng phía Nam chứ. Không đồng ý, nhưng cũng chỉ nói ra

               hờ hờ. Đằng sau lịch sử luôn luôn là nhu cầu phục vụ cách mạng. Sử hiện đại phải đáp ứng

               nhu cầu đó nhiều nhất, có nghĩa là nhà nghiên cứu ăn lương khó độc lập hơn…


                    Như Liệu, ông thấy mình mạnh nhất trong sử cận đại, “bơi lội” trong đó như con cá
               trong nước. Đọc “Dự thảo cách mạng cận đại Việt Nam” ông viết trong kháng chiến chống

               Pháp, một nhà sử học Liên Xô nêu vấn đề “sao chả thấy ghi xuất xứ tư liệu gì?”. Nghĩa là ngờ

               ngợ rồi. Tư liệu như không khí cho con chim vỗ cánh, “kéo” đến 800 trang mà chả ghi xuất
               xứ thì những sự kiện liệu có đáng tin và do đó, sự phán xét liệu có còn ý nghĩa…



                    “Xuất xứ trong đầu tôi đây này”, ông cười cười khi nghe người khác nói lại nghi vấn
               được bày tỏ thật lịch thiệp đó của đồng nghiệp Liên Xô. Nhưng không thể giải thích với tất

               cả những ai đã đọc sách ông và cũng nghi ngờ chính đáng như thế, nên chi, ông phải ghi nó
               ra thành chữ: “Do điều kiện và hoàn cảnh, tôi sống ngay trong lịch sử (cận đại) chứ không

               “tiếp xúc” với tư liệu”. Quả là Việt Nam Quốc dân đảng, đảng Thanh niên, các cụ Phan Bội

               Châu, Phan Chu Trinh…, ông đều đã trải cả rồi cơ mà. Trải và ghi lại hết, nhưng đã mất ráo,
               giờ thì cậy vào trí nhớ và “xin chịu trách nhiệm” vậy.



                    Cổ sử là địa hạt Liệu “bơi” cũng được, tuy chả thoải mái như sử cận đại. Tư liệu không
               dồi dào lắm , Và ông đâu có “sống” trong đó. Tốt nhất là nắm lấy từng thời điểm, nhân vật,

               sự kiện tiêu biểu mà mổ xẻ, Liệu làm thế với Nguyễn Trãi, Hồ Quý Ly… Nhưng sang đến sử

               hiện đại thì gặp khó rồi.
   208   209   210   211   212   213   214   215   216   217   218