Page 208 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 208

hết ông là một người yêu nước những sự kiện, thắng lợi trong cuộc chiến đấu giành thống

               nhất cho dân tộc hay một thắng lợi về xây dựng ở miền Bắc đều làm ông nức lòng. Và là một
               con người có trách nhiệm, ông cũng chả muốn trút vào thơ những phiền muộn, canh cánh.

               Liệu ý thức điều đó.

                    Có điều, thơ thường ra khi ông không ở nhà. Giữa đất trời tự do, thiên nhiên thơ thới,
               xa cách những ràng buộc hành chính, ông thấy mình hồn nhiên hơn. Mộc Châu, Cúc Phương,

               sông Đa-nuýp ở Slovack, núi Kim Cương ở Bắc Triều Tiên đem lại những lai láng để ra thơ.

                    Nhưng ông thấy mình đã cứng lại. Lập ý tức là ra người già mất rồi còn gì. Những câu
               không đến nỗi vô hồn nhưng nhạt nhẽo hơn rất nhiều cái đoạn Ơ kìa cô gái sông Đen, non

               cao rùng thẳm con thuyền đợi ai  còn trẻ. Thời gian khắc nghiệt thật, đã cho ông nhiều thứ,
               nhưng lại lấy đi sự nồng nàn, những cảm hứng “vô mục đích”. Và ngược lên giai đoạn thanh

               niên, sao mà Liệu có thể sôi sùng sục, nhiều nhiệt huyết tới liều lĩnh đến thế.

                    Thơ Trần Huy Liệu ở giai đoạn “trọng trách bề bề” rõ là đã không còn nhiều cái riêng
               như trước. Thời tù đày, ông còn có thể cười khúc khích trước một quan sát hóm hỉnh. Giờ

               thì không thế nữa. Thơ là sự thách đố lớn nhất. Khi đã trưởng thành, con người ta thường
               khôn ra, tỉnh táo, lịch lãm hơn, nhưng tiếc chừng nào cái chú bé ngơ ngác, dại khờ của một

               thời. Chả phải trong tiếng Pháp, tính từ prosaique  - văn xuôi - còn một nghĩa khác là “tầm

               thường” đấy ư. Có nghĩa thơ mới khó nhất, là tột đỉnh.
                    Trần Huy Liệu có ý thức ra điều ấy không, chả biết được. Nhưng chắc chắn ông biết

               mình không làm thơ như một thi sĩ thuần túy. Ông là nhà tuyên truyền, làm lắm khi là để

               phục vụ. Đôi khi ông nói chí, dù chả khoái lắm cái quan niệm “thi dĩ ngôn chí” của nhà Nho.
               Nhưng ông đã nghĩ về thơ như nó phải là.

                    Liệu  nhận  được  bản  thảo  tập “Thơ  Sóng  Hồng”  của  Trường  Chinh,  đang  giữ  những

               trọng trách lớn. Là người nghiêm cẩn, “đánh dấu chấm trên chữ I”, ông quan tâm, đồng thời
               có trách nhiệm lãnh đạo khối tư tưởng, khoa học xã hội. Sau những mật thiết thời lao lung,

               đến  hòa bình, Liệu đụng nhiều “ca” với  Trường Chinh. Nhưng thơ lại  khác. Nó chả phải

               chính trị, học thuật, quan điểm nói ra có khắc nhau cũng đỡ đụng chạm hơn. Vả chăng, Liệu
               quen rồi cái thói “không nói ra thì thôi, đã nói thì đúng điều mình nghĩ”. Dầu sao giữa hai

               người còn rất nhiều liên hệ chung, bên tâm trạng xa lánh vẫn còn sự nể trọng. Liệu đọc kỹ

               tập bản thảo “Thơ Sóng Hồng”, cẩn thận đánh dấu, rồi trả lời.
                     Anh Trường Chinh
   203   204   205   206   207   208   209   210   211   212   213