Page 210 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 210

thành ngô, mùa bội thu, thành mức chỉ tiêu, giờ   cứu nước, thành đôi cánh mới vút trong mơ”

               và “ngói đỏ reo lên đời sống mới, cây rợp bên đường thôn Lạc Trung” - thì lại có không ít
               những    câu chẳng thơ chút nào, như “Đường lối trung ương đã thấm rồi; then chốt thành

               công cần nắm vững, ăn thua phát động sức muôn người”, hay “Phù Lập làm phân thật khác

               thường, Phượng Trù thủy lợi đáng nêu gương. Chăn nuôi tập thể Hòa Loan giỏi”, hay “mong
               sao luyện tập cả ngày đêm, giặc đến là ta chặt cổ liền. Thuốc súng có khô(?) cây mới vững, sẵn

               sàng mọi mặt, phóng tâm thêm”, hay “Chiến đấu lại càng hăng sản xuất, quyết tăng tiềm lực

               diệt Giôn-sơn”,    hay “Bến Tre xứng đáng với thành đồng, ta gắng thi đua kẻo phụ lòng, và
               “anh hùng Vĩnh Phúc về ra mắt”. Trong bài này anh có câu “Mong sao kỹ thuật thắng nhân

               tuần”, không hiểu anh dùng chữ nhân tuần theo nghĩa nào? Theo chữ nho thì nhân tuần là
               quen theo nếp cũ, lần chần, rề rà, lề mề… Bài Ngọn lửa Mô-ri-sơn kém gợi cảm vì chất thơ ít.

               Những câu như “vì cuộc đấu tranh tiêu cực của anh, đang truyền phẫn nộ cho quần chúng

               nhân dân”, hay “ đang thúc giục những   ai có lương tri, phải bóp đầu suy nghĩ để tự trả lời…
               rồi ai nấy sẽ tìm ra câu trả lời đúng nhất”. Cố nhiên không phải là thơ. Bài   Diệt phát xít là

               một bài diễn thuyết trước quần chúng hơn là một bài thơ. Những câu “ Cứu cho nhau khỏi nô
               lệ dã man thời trung cổ, rồi tiến lên vác búa đập cho tan - Dân Việt Nam hỡi! Dân Việt Nam

               hỡi! - Thống nhất để tiêu trừ quân Pháp, Nhật… Chúng ta phải tham gia cùng chiến đấu…

               Gương anh hùng sáng rực cả non sông” có thể dùng làm bài văn vần tuyên truyền cho người
               ta dễ thuộc lòng. Cuối cùng là bài Quyết thắng, đọc cái tên của nó cũng có thể biết nội dung

               của nó. Nhưng có mấy câu về ý nghĩa, tôi thấy trong chỗ lực lượng đối sách giữa ta và địch, ta

               ngày càng mạnh hơn thì đây chưa phải đã là một quy luật nhất định. Và, câu “Sức triệu người
               là sức mạnh vô song” tôi e người ta đọc chữ triệu sẽ có ấn tượng là con số thì không đúng.

                     Trong   những   bài thơ trong tập, nếu đem ra đọc ngâm nga thì tôi thích bài   Đi. Vì nó

               có nhiều ý thơ lại theo thể thơ Đường bốn câu. Những câu “Xao xuyên lòng anh bao ý thơ,
               muốn bắt quang âm ngừng lại chút, cho thêm nồng thắm những    ngày xanh, lòng ta man

               mác, gió bay bay, câu chuyện tâm tình lẫn nước mây” thật là đẹp!

                     Bên    những    ý bạo, lời mới, tác giả cũng còn    những    ý    những    câu của một thời
               đương qua. Ví dụ: “Cho bừng lửa hận, biết tay anh hùng” trong bài   Lấy củi, Hãy tạm ngừng

               gót hải hồ” trong bài Xuân đã về. Đọc những   bài này, tôi nhớ lại   những   bài xướng - họa

               của Thu Tâm-Hải Khách     (   [ii]  )  trong   những   năm 1933   - 1938. Nhất là câu “Buổi ấy ra đi chí
   205   206   207   208   209   210   211   212   213   214   215