Page 215 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 215
hồi còn trẻ. Cuộc sống từ chỗ sôi động, luôn luôn giao tiếp sang thầm lặng, đánh vật với con
chữ, hoang mang hay hồ hởi trước trang giấy trắng mênh mông có cái hay. Những thử thách
đến từ chỗ người ta chẳng thể ngờ. Chẳng hạn, ở cương vị anh đảng viên trong Thường trực
Quốc hội, Liệu nói năng, quan hệ gì cũng theo một cái “khung” rồi, sẵn thế cứ thế mà xử.
Nhưng làm Viện trưởng Viện Sử mà không tường một chức Thị lang trong thời phong kiến
nó ra thế nào là không được. Kiến thức, phương pháp, cách kiến giải… tự mình mình phải lo,
thủng chỗ nào vá chỗ ấy, học lại từ những mấu mắt rất nhỏ. Khi đã làm một nhà sử học
chuyên nghiệp, Liệu phát phiền vì còn phải kiêm nhiệm nhiều việc quá. Kèm theo những
“ghề” ấy là bao nhiệm vụ, mình là đảng viên không thể thoái thác, không thể làm khác. Thật
khó phân biệt giữa ý thức tổ chức, chấp hành kỷ luật, sự phân công của trên với thói thư lại
hèn đớn, những toan tính chen chúc. Trong trật tự quan trường, Liệu thấy chật chội, khó xử
bao nhiêu thì khi đối diện với học thuật, ông được thoáng đãng, khoáng đạt bấy nhiêu.
Trước trang giấy, con chữ, có khi ông chỉ là hạt cát nhưng được đúng là mình, không phải
phân thân ra trong trùng trùng khuôn khổ. Đấy, cái sự đăng đàn giảng giải, được cả trăm
người lắng nghe, ghi chép, liệu có đáng so với nỗi thú vị hay hoang mang khi bắt đầu một
chuyên đề nghiên cứu không? Đứng tên chuyên đề đó, ông phải tự chịu trách nhiệm, chả
đoàn thể nào hộ được; cái tư cách cá nhân lúc này lớn lao biết nhường nào.
Mình bơi lội trong chính mình, cái biển mình nó mênh mông bao nhiêu…
Nhiều năm sau khi Trần Huy Liệu mất, có những điều người trong giới đem ra tranh
luận với nhau về ông. Người anh cả, sáng lập ngành sử cách mạng, thì đã đành rồi, ai cũng
nhất trí. Nhưng ông có tìm tòi gì về các quy luật của lịch sử không, hay chỉ là người tích lũy
được tư liệu, “may mắn” ở tù, gặp gỡ nhiều chứng nhân mà nghe lắm chuyện rồi kể lại? Rất
không dễ trả lời, tuy chỗ mạnh, chỗ yếu của Liệu đều “lên” khá rõ.
Văn Tạo, chàng thanh niên lên ban Sử - Địa - Văn mới thành lập trong kháng chiến
chống Pháp, sau này là giáo sư Viện trưởng Viện Sử học, lý giải một phần vấn đề trong một
cuộc nói chuyện ở Nam Định: “Tôi phải chứng minh ông rất muốn tìm những vấn đề, những
quy luật, còn đến đâu thì ta phải đánh giá. Có 12 chỗ trước đây chúng tôi đã đặt ra: Dân tộc
Việt Nam hình thành từ bao giờ, có chế độ chiếm hữu nô lệ không? Những tư liệu không