Page 220 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 220

Côn Đảo, rồi máy bay đuổi dưới chân đèo Kháng Nhật. Trước đó mấy năm, ông lại trải qua

               cái chết lâm sàng mấy ngày, để rồi khi qua khỏi, đã tự giễu mình không được giống người
               tráng sĩ chống kiếm một đi không trở lại như trong câu thơ cổ. Cứ sau mỗi lần như vậy ông

               lại dai nhanh nhách, nghĩa là thấy yêu cuộc đời đa mang đèo bòng nhiều, ưu tư và hăng hái

               hơn.
                    Liệu có thói quen ghi nhật ký đều đặn, nhất là từ năm 1946, khi cuộc sống không còn

               mấy nguy hiểm. Hơn hai chục quyển sổ nhỏ, đa phần giấy xấu, ghi chi chít những chuyến đi,

               nhận xét, dự cảm. Đến những ngày hòa bình, tưởng như “tha hồ quan sát bản thân” được,
               thì thói quen ấy lại thưa dần rồi mất hẳn. Tâm trạng ngổn ngang, khó “gọi ra” được hơn ư?

               Hay cảm giác bất ổn? Có lẽ là cả hai. Không khí của những năm sáu mươi thế kỷ trước khá
               nặng nề với nhiều “lão thành”… Trong một kiểm điểm cuối đời, ông tự nhận “hàng ngày

               càng hay cáu bực”, “trong cách mạng giải phóng toàn tâm toàn ý, sang đến cách mạng dân

               tộc dân chủ phải dùng đến lý trí nhiều”… Hai tuần sau khi mất, có chiếc xe con đến 16 Phan
               Huy Chú thu hết nhật ký, lai cảo, bản thảo của Liệu về xem xét, để hai năm sau trả lại.

                    Văn tự về cuộc sống riêng, có lẽ là duy nhất lúc cuối đời lại xuất hiện dưới dạng khá
               tạm bợ, trong một cuốn sổ, lẫn với những tư liệu khác. Di chúc của Liệu nói mình không có

               tài sản gì để lại ngoài sách vở, sau này muốn được để vào chỗ lưu niệm. Sau phần về gia

               đình lớn  , ông nhắc đến vợ hai là Nguyễn Thị Hy tức Sửu, có hai con là Quang và Chiến,
               muốn họ được cùng dự lễ tang mình.

                    Mùa hè năm 1969 không nóng lắm , Liệu làm việc như có ma đuổi. Ông vẫn khỏe, chỉ

               thỉnh thoảng đau đầu, ít ngủ hơn. Không ít xung động ngoài bàn viết ảnh hưởng. 27 tháng 7,
               ngày Thương binh Liệt sĩ, ông chuẩn bị bài nói rồi đến cơ quan. Cần phải động viên những

               ai có thân nhân ngoài chiến trường, nhắc nhở mọi người đừng quên xương máu chiến sĩ.

               Nhưng đó lại là một đề tài quá nhạy cảm. Bản thân ông có ba con trai đang tại ngũ, người
               con rể bác sĩ quân y vừa hy sinh, quá đủ cho một cơn kịch phát.

                    Đang nói người cứ ngả dần ra. Đưa vào viện đến đêm hôm sau thì tắt hẳn không trối lại

               một lời.
                    Đêm rằm tháng sáu của năm Kỷ Dậu đã chấm dứt cuộc đời sáu mươi tám năm “con

               người của thế kỷ” như ông tự đùa.

                    Gọi Liệu là “con người của thế kỷ” hẳn là không chính xác. Nhưng ông đã sống quá
               nhiều, trải qua những sự kiện, gặp gỡ những nhân vật chủ yếu cùng thời. Thế kỷ XX quá
   215   216   217   218   219   220   221   222   223   224   225