Page 216 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 216
thành văn có thuộc về lịch sử không? Phan Chu Trinh phản phong nhưng có phản đế? Lưu
Vĩnh Phúc là gián điệp hay tiêu biểu cho tình hữu nghị Việt - Hoa? Nguyễn Trường Tộ là kẻ
bán nước, chui từ tay áo cố đạo ra hay là nhà cải cách? Đó là những vấn đề phải tranh luận.
Trần Huy Liệu đã đi vào, đi sâu, không “chuồn chuồn đạp nước”. Nhà sử học Liên Xô Gu-be
cho là khi có chủ nghĩa tư bản dân tộc thì dân tộc Việt Nam mới hình thành. Ông Liệu bảo là
dân tộc Việt Nam hình thành từ thế kỷ XVIII, đến thế kỷ XX mới thực sự hình thành, nghĩa là
có quan điểm rõ ràng trong tranh luận, đúng bảo đúng, sai bảo sai. Tôi kể thế để bổ sung
nhận thức ông là nhà sử học với đúng nghĩa của nó, chứ không phải là nhà sử ký. Sử ký là
“chép”, chưa phải khoa học lịch sử”…
Liệu giữ một giáo trình nhỏ ở Đại học Tổng hợp, thấy rất thích mấy cán bộ giảng dạy
trẻ ở đó: “Lâm - Lê - Tấn - Vượng” bên khoa Sử, còn khoa Văn có “Khánh - Mai - Cẩn – Kỵ”.
Gọi “trẻ” là so với ông, chứ họ đều đã ngoài ba mươi, cái tuổi ít nhiều đã chín.
Trần Quốc Vượng tài hoa, giàu sức liên tưởng tuy không chắc chắn lắm . Phan Huy Lê
sắc sảo, chín chắn. Sâu sắc là Hà Văn Tấn, xứng đáng là nhà nghiên cứu nhất. “Xuất phát”
chưa lâu, nói chung họ còn hồn nhiên, có những kiến giải độc đáo, đúng sai còn phải bàn
nhưng rất đáng nghe. Hôm trước, có dịp ngồi lâu với Trần Quốc Vượng, Liệu nghe thấy mấy
chữ “xa rừng nhạt biển”. Đấy là nhận xét của Vượng về tính cách người Việt, đại loại mạnh
tợn xó nhà, ra ngoài cứ khép lại. Cứ nhìn cái cách anh ta dịch chuyển trong mấy nghìn năm
mà xem, từ mạn ngược di về đồng bằng rồi ở lì đó, có dám vươn ra biển đâu. Chuyện thôn
tính phía Nam là có thật, nhưng anh ta cũng từ chối bang giao với mấy thằng mắt xanh mũi
lõ từ biển đi tàu đồng tàu sắt vào. Anh ta khinh rẻ chúng không biết đạo Thánh hiền nên cứ
tụt hậu, để khổ cho hậu duệ… Vượng cứ thế mà triển khai, móc nối cái này với cái kia nghe
rất khoái, lắm khi phải trợn cả mắt lên. Thảo nào trong đám học trò khoa Sử, đã mấy cậu bắt
đầu có “khẩu khí Trần Quốc Vượng” lắm .
Liệu về nhà trong tâm trạng không muốn động đến việc. Trầm tư, bần thần trong
những ý nghĩ. Đâu như đã có lúc mình động đến những thói tật, tất nhiên là tiêu cực - của
người mình rồi thì phải. A! Hồi còn trẻ, thật phóng khoáng, mình đã viết nó ra, có khác là
dưới dạng những nguyên nhân làm mất nước (chứ không phải trong công cuộc xây dựng,