Page 209 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 209
Hôm nay chủ nhật, tôi mới có thì giờ và cũng rất hào hứng ghi một số ý kiến sau khi đọc
tập thơ của Sóng Hồng.
Như đã nói chuyện với anh tôi đọc tập thơ này, nói chung, thấy thích; nhưng tiếc rằng
không có bài nào đọc thích từng câu, từng chữ từ đầu chí cuối mà nhà nho gọi là “toàn bích”,
vì rải rác nó cử vấp phải những câu, những chữ kém thi vị. Anh đã nghe nhiều dư luận về
tập thơ này chưa? Có thể có hai thiên hướng. Một cho rằng, anh có làm thơ thì cũng là “chiến
sĩ làm thơ” thôi. Một số đông khác nghe nói anh làm thơ, thì ngạc nhiên nên tìm để đọc và vì
biết tác giả trên mọi chưng diện khác nên sẵn sàng khen hay. Cháu Kính, con dâu tôi cũng vào
loại ấy. Tôi còn nhớ trong một số báo tết của báo Tin tức bị cấm năm trước, có mấy bài thơ
của Trần Đình Long ( [i] ) , tôi bằng lòng đăng nhưng vẫn cười rằng thơ theo kiểu “dùi đục
chấm mắm cáy”, còn anh thì vừa đọc vừa gật gù khen hay. Tôi và Trần Đình Long cùng nháy
nhau cười khúc khích…
Trở lại tập thơ đầu lòng của anh mới ra đời. Bài Cùng bạn đọc tôi không thích lắm vì
nó có giọng chiến sĩ hơn là thi sĩ. Trước khi đọc, tôi cũng mang cái chủ quan là anh mạnh về ý
chí mà nghèo về tình cảm nên làm thơ sẽ không hay. Nhưng đọc rồi thì thấy anh quả có một
tâm hồn thơ. Một bài mà tôi thích nhất có lẽ là bài Nhớ bạn làm Nam Định mùa xuân 1927,
vì nó thanh thoát, nhẹ nhàng, dạt dào tình cảm. Đọc bài ở căn cứ địa Việt Bắc, những câu
trên nói lên được ý chí, khí phách, tình cảm rất thích, nhưng vấp phải câu: “Trường kỳ kháng
chiến gian nan / Con đường cứu nước cứu dân sáng ngời” thì tôi bị cụt hứng. Bài Đi họp
cũng có nhiều câu thú vị, nhưng thỉnh thoảng có những chữ kém vị, như “xuống đèo vừa mới
tối”, và “thấp thoáng ở sườn non”? Hai chữ mới và ở nếu được đổi bằng chữ khác thì thú
hơn. Bài Thư nhà, hai câu “Quê ta cải cách xong rồi đó / Tiền tuyến anh nên gắng lập công thì
thật là lời nói chớ không phải là lời thơ. Trái lại, hai câu cuối cùng thì rất mộc mạc, rất nông
dân và cũng không kém thi vị “diệt xong quân địch (sao không đề là quân giặc) về thăm vợ/
thăm ruộng, thăm làng, thăm bãi dâu”. Bài Dọc đường số 5 cũng là một bài hay và không có
một “hạt sạn” nào làm mất thi vị. Bài ở Mạc Tư Khoa ra về làm năm 1960, tại sao không có
một ý gì nhắc đến cuộc đấu tranh thông nhất Tổ quốc của ta và nhắc đến như nhân dân An-
giê-ri anh dũng mà không nhắc đến cuộc trường kỳ không chiến còn nóng hổi của ta. Bài Gửi
qua Bến Hải cũng như Thăm In-đô-nê-xi-a có những câu chưa hả lắm , nhưng cũng là
những bài chứa nhiều thi vị. Bài Từ trên núi cao nhìn xuống Vĩnh Phúc, bên những câu rất
thiết thực nhưng không kém thi vị, già dặn như “Mong sao biến được chí căm thù, thành lúa,