Page 184 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 184
những “chuồng chồ” hôi hám có thúng tro, ai nấy bất giác nhớ lúc đi “quận công” ngoài suối
Việt Bắc. Những ông ké, bà bủ mới đấy đã thành ra xa. Bộ Thương mại, được phân ở 16-18
Hàn Thuyên đặt vấn đề đánh đổi, anh em lại chuyển ra đấy. Năm 1959, nhà 38 Hàng Chuối,
vốn của hiệu vải lụa Tân Vinh trên Hàng Đào, trở thành trụ sở chính thức của Viện Sử học
cho tới nay.
Ở khu phố tây có nhiều cái thích thật. Tiện nghi thay đổi cách sống của con người.
Thích nhất là sự tĩnh mịch, những hàng cây xanh mát, đi bên dưới có thể nghĩ ngợi lắm điều
hay. Chả hiểu nhà cửa, phố xá có làm người ta thông minh hơn không nhỉ, Liệu nghĩ. Từ nhà
riêng ở 16 Phan Huy Chú, ông dễ dàng sang cơ quan hay nhà Đặng Thai Mai, Trần Văn Giàu,
Đào Duy Anh, Cao Xuân Huy, Hoa Bằng… bàn soạn công việc. Đấy là những người có sở học
hệ thống, nghiêm túc và giỏi giang. Biết mình là người tự học mà nên, Liệu tôn trọng họ.
Những vị “túc nho thuần túy” được đắm chìm trong cổ sử, văn hóa học, những gì không
động chạm trực tiếp quá đến lịch sử hiện đại. Quan hệ với Trần Đức Thảo vẫn rất khó,
nhưng vị trí thức ngoài Đảng ấy đã chuyển sang đại học Tổng hợp, bắt đầu cuộc đời ngày
càng đơn côi.
Các khoa học ngày càng nghiên cứu sâu, dần dần ra chuyên biệt. Năm 1955, ban Sử -
Địa – Văn chuyển thành ban Văn - Sử - Địa, rồi năm 1959 trở thành cơ quan trong ủy ban
Khoa học Nhà nước.
Liệu có chân trong ban lãnh đạo, nắm luôn Viện Sử Hoạt động từ trước đó khá lâu,
nhưng tháng 2 năm 1960, Viện Sử học mới có quyết định thành lập chính thức, trực thuộc
ủy ban Khoa học Nhà nước, có tạp chí nghiên cứu riêng. Đây là một bước chuyển cực kỳ lớn
về chất. Từ một cơ quan Đảng chuyển sang cơ quan Nhà nước, tính chất khoa học sẽ “nổi”
lên hơn tính chất phục vụ cách mạng.
Nhưng dầu sao phục vụ cách mạng, thể hiện ở công tác của Đảng trong từng thời kỳ, là
công việc không thể không làm. Đó là chuyên đề về giai cấp công nhân Việt Nam, các cuộc
thảo luận về phương pháp luận sử học Mác xít, những bài viết phục vụ đấu tranh thống nhất