Page 179 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 179

- 21 -: CƠN LŨ



                    Những  dự  cảm  lớn  dần,  trở  thành  nỗi  lo,  rồi  hiển  hiện  trước  mắt  mối  nguy  hiểm.
               Nguyễn Thị Năm bị bắn. Đấu tố ngày càng khắc nghiệt. Không ít đội “xâu chuỗi”, “bắt rễ”

               nhầm, để người ta đem tư thù tị hiềm ra trị nhau. Hệ thống cán bộ ở cơ sở lung lay. Đêm

               đêm, có những bí thư Cộng sản bị lôi đi kết tội “Quốc dân đảng”, vợ con không bao giờ thấy
               trở về. Không khí làng quê u uất, căng như có quả bom tấn gài vào.



                    Nhức nhối nhất, là khi “lũ” tràn về gia đình thứ hai bên kia Tam Đảo. Dù có ba em - một
               đã hy sinh - và một con trong quân ngũ, đóng góp thóc gạo cho bộ đội, dù căn nhà thường

               xuyên nuôi ăn cả tiểu đội, Sửu vẫn bị quy địa chủ vì mấy chục mẫu ruộng cụ đốc Ngọc mua

               bằng tiền viết sách trước kia. Bị cô lập thiếu ăn, bà ho lao, thổ ra máu, mà không có tiền
               chữa chạy.


                    Lớp chỉnh Đảng, những cố gắng để ra đời một cơ quan nghiên cứu khoa học… khiến

               Liệu không về thăm Sửu được. Chả có tin tức gì từ bên kia Tam Đảo của mấy mẹ con. Mà

               cuộc phát động quần chúng đánh địa chủ đã bước vào cao trào. Nghe rầm rầm tin đấu tố
               đâu đó, lòng ông cứ như có lửa cháy. Phải dứt ra mà đi thôi, dù việc đang bề bề.



                    Qua  mấy quả  đồi, thung lũng, cái  ấp bé  nhỏ  dưới  chân núi  Con Voi hiện  ra. Ao rau
               muống, ai đang nhấp nhô hái, dáng tiều tụy mà quen quen. Không thể ngờ được. Sửu của

               ông, bắp chân trắng xanh ngấn bùn. Một cảm giác khó diễn tả, nghẹn ngào pha chút vui vui.
               Thế là Sửu đã gần người lao động hơn. Nhưng cái gần đó có giá gì không?



                     12-8-1953
                     Cả một cảnh tượng điêu tàn và hiu quạnh hiện ra trước mặt cha.  Con và chị  Quang

               đương nằm chơi trên giường. Hãy biết các con vẫn sống, vẫn mạnh khỏe. Mới đầu, con không

               nhận biết cha, mà gọi là “ông    cụ”. Cha vừa buồn cười vừa có cảm tưởng như Lưu Nguyễn
               xưa kia từ Thiên Thai trớ về xa lạ với cả mọi người yêu dấu!
   174   175   176   177   178   179   180   181   182   183   184