Page 181 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 181
phe cách mạng, Liệu lại có những ấm ức khác. Tin ký hiệp định Genève về Tân Trào, ông tốc
lên Hồ Chủ tịch, Trường Chinh thắc mắc “đứng về tương quan lực lượng hai bên thì ranh
giới quân sự phải lui xuống phía Nam mới đúng chứ. Chính địch cũng thừa nhận ranh giới
chỉ lên được đến vĩ tuyến 14 - 15 là cùng, thế mà ta chịu ký ở vĩ tuyến 17, phí bao nhiêu
xương máu đấu tranh của quân dân”. Lãnh đạo giải thích, nhưng làm sao có thể hở cho một
người “xốc nổi về chính trị” cái điều ranh giới ở đâu thì các cường quốc đã quyết định rồi
được. Con suối ở Tân Trào chiều tháng 7-1954 ấy đến là lắm thác lũ.
Dù sao, trước mắt là hòa bình rồi. Ngày về Hà Nội đang đến, với vô vàn hạnh phúc hạnh
phúc quá giản đơn sau những ngày hầm hố bom đạn, có khi chỉ là giấc ngủ ấm, bữa ăn no.
Liệu sẽ được rảnh rang trong việc đèn sách, làm việc theo chí hướng, đào sâu chiêm nghiệm
cái mình thích. Hòa bình đem lại bao nhiêu thứ, thế mà trước ngưỡng cửa của nó, lòng Liệu
lại ngổn ngang.
13-5-1954
Chiều nay tại cơ quan tổ chức ăn mừng chiến thắng Điện Biên Phủ bằng những hình
thức ăn chung, nói chuyện, mặc niệm các chiến sĩ hy sinh, hô khẩu hiệu, ca hát… Trong lúc
này, mình nhớ đến Diễm đã dự chiến trong trận Điện Biên Phủ, có lập công theo như lời hứa
hẹn gửi về nhà không. Mình cũng nhớ cả Chiến, Quang và mẹ nó đương sống trong những
ngày ảm đạm ở Bồ Tỉnh, không được cùng toàn dân reo mừng trong trận chiến thắng lịch sử
này.
14-5-1954
Mấy hôm nay mình phải trấn tĩnh lắm để làm việc như thường. Hôm qua Nghiêm về
báo cho biết tình hình Sửu và các con đương sống những ngày đau khổ mà chưa có lối
thoát. Sửu, con người hiền hậu, yêu nước và ủng hộ cách mạng, bây giờ không may lại là “kẻ
thù ” của nông dân mặc dầu vẫn được nông dân công nhận là không có tội ác gì. Hai đứa con
đáng thương của mình là Quang và Chiến cũng do đó, sống không chỗ dựa, thiếu thốn, bơ vơ
mặc dầu chúng nó vẫn không cảm biết những sự vật xảy ra trong gia đình nó. Mấy tháng
trước, mình đã đề việc này với TƯ và định rõ thái độ của mình. Thái độ ấy là trong cuộc tranh
đấu giữa nông dân với địa chủ, mình phải đứng về phe nông dân, nhưng vẫn phải có nhiệm vụ
đối với con, với vợ. Khốn nạn cho Sửu, tự mình không phải là địa chủ chính thức, mà chỉ là