Page 186 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 186

cũng bị lao. Anh giữ quan hệ tốt với mọi người, đóng một chân văn nghệ đắc lực. Khi làm

               tập thơ văn cách mạng trong nhà tù, Liệu đưa một bài của Kiểu vào, ký tắt “Đ.X.K”. Trường
               Chinh, tức Đặng Xuân Khu, có lần hỏi “anh kiếm đâu bài thơ hay, thỉnh thoảng người ta vẫn

               tưởng của tôi cứ khen”, Liệu chỉ cười, vì tác giả đang cưa gỗ trên rừng. Sau này, hết hạn cải

               tạo của ta, Đoàn Xuân Kiểu về Hà Nội, viết lách trở lại, được giải thưởng của Liên hiệp Văn
               học Nghệ thuật Việt Nam.



                    Liệu hay có liên quan đến những “số phận” kiểu như thế. Đó cũng là “số phận” của ông?
               Rất nhiều chuyện, sau này, lúc bình thời, ông chỉ nói được với vài người, trong đó có Minh

               Tranh, một thời nắm nhà xuất bản Sự thật, tham gia nghiên cứu lịch sử Đảng. Có lẽ sau
               Nguyễn Bình, Hải Triều, Trần Đình Long, thì Minh Tranh là người Liệu gửi gắm nhiều tâm

               sự, cả u ẩn lẫn trong veo. Sau Minh Tranh, Liệu có những hậu sinh gần gũi trong cơ quan:

               Bùi Đình Thanh, Văn Tạo, Nguyễn Công Bình.


                    Chẳng hạn, “nắm” trong tay những nhà nghiên cứu tên tuổi đã lừng lẫy, thì làm thế nào
               để họ phát huy sở học sở trường mà không mắc “phốt” chủ quan, biệt phái. Đào Duy Anh,

               Cao Xuân Huy… dù làm sử hay bơi trong bể Hán Nôm đều có chuyên môn rất sâu, khó thay

               thế trong địa hạt hẹp của họ.


                    Liệu nổi tiếng cũng đã lâu, nhưng lại trên trường báo chí, cách mạng, phải nói thẳng là

               đi sau họ về phương pháp luận sử học. Ông phải chiêu hiền đãi sĩ thực sự tôn trọng, không
               lấy khuôn  khổ  hành chính cứng nhắc ra  đòi hỏi  họ  được. Và  rồi  những con người  uyên

               thâm, đầy cá tính ấy đều đã cùng Liệu yên ổn với nhau.


                    Chẳng hạn, sự thay đổi của thời thế tác động rát rạt đến công việc. Sau cái chết của

               Stalin năm 1953, Liên Xô, trong Đại hội Đảng XX năm 1956, chủ trương “phát triển nền dân

               chủ xã hội chủ nghĩa, khắc phục tệ sùng bái cá nhân của Stalin”. Mâu thuẫn Xô - Trung ngày
               càng nóng, đến mức bỏng rẫy. Lưu học sinh, nghiên cứu sinh đang đào tạo ở Liên Xô phải

               rút về trước thời hạn. Các nhà khoa học trong nước, vốn chịu những “nguồn” ảnh hưởng

               khác nhau, đụng độ tóe lửa. Chọn lựa lập trường, “mở mồm” rất không dễ. Có lúc phải tránh
               né.
   181   182   183   184   185   186   187   188   189   190   191