Page 188 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 188

- 22 -: LỊCH SỬ 80 NĂM CHỐNG PHÁP



                    Hồi lang thang làm báo, ở tù, Liệu đã viết những cuốn sử nhỏ. “Anh hùng khứ quốc. Ông
               Nạp Nhĩ Tốn (Nellson)” in trong Cường học thư xã năm 1927, rồi đến “Bạo động Yên Thể”,

               “Thái Nguyên khởi nghĩa” (sau nhà xuất bản đổi thành “Loạn Thái Nguyên” cho dễ bán) là

               các khởi động đầu tiên. Trong kháng chiến, lúc “ngồi chơi xơi nước” và đợi tự tử, “Sơ thảo
               lịch sử cách mạng cận đại Việt Nam” ra đời, in giấy rơm. “Tiện thể”, trong một lúc vừa phẫn

               chí vừa rồi việc, ông Thường trực Quốc hội viết hồi ký kể lại đời mình, từ lúc tấm bé đến

               liên chi đoạn tù đày. Hồi ký thì chưa in, nhưng cuốn “Sơ thảo…” đã đem lại cho ông nhiều
               thứ quý báu: bạn bè, những nhận xét, lớn nhất là sự tự tin. Ông được góp ý kiến rằng thời

               cận đại cũng có những thành tựu về văn hóa xã hội, sự phản ánh về kinh tế trong sách còn

               mỏng. Liệu muốn làm quyển mới trên nền cái đã có, đặt cho nó một phạm vi hẹp hơn, lịch
               sử chống Pháp thôi, trong 80 năm, còn những vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi, thơ văn các ông

               hoàng, những công trình, tiến bộ mang ảnh hưởng Pháp không đụng tới. Hẹp, nhưng nhất
               định phải sâu hơn, thấu đáo chứ không theo những yêu cầu bên ngoài. Đây là công trình của

               riêng ông cơ mà, dầu trong khi làm, ông vẫn sống bằng lương bổng Nhà nước.


                    Giờ là lúc tĩnh tâm, tĩnh trí để tra cứu trong thư viện, đối chiếu, học phương pháp trong

               các cuốn sử Pháp, Trung Hoa hay Liên Xô. Phương pháp chẳng phải là thế mạnh của một

               người tự học. Ngược lại, ông đã sống, nếm trải quá nhiều, đã gặp các nhân vật chính yếu của
               một thời như hai cụ Phan, Nguyễn An Ninh, Hồ Chí Minh, Bảo Đại… Không gì dễ hơn là đi

               vào sử cận đại, cái thời của cả cha, anh ông. Nó không quá xa xôi để “tan” vào huyền thoại.
               Tư liệu về nó đủ nhiều để khỏi phụ thuộc hoàn toàn vào các sử gia như thời phong kiến, dù

               đó là Phan Huy Chú, Lê Quý Đôn hay Ngô Gia văn phái. Nó cũng không quá sát sạt, còn

               “nóng rẫy” như thời hiện đại, đủ để ông độc lập trong cách đánh giá. “Đánh giá”, cái công
               việc vừa trọng đại nhất lại vừa  vớ vẩn nhất. Sự kiện vừa  diễn ra ít năm trước đây thôi,

               chứng nhân còn sờ sờ đó, mà đã có người cứ riết riệt khoác cái ý nghĩa xa lạ này, phủi bỏ

               căn cốt kia đi, nên gọi là tham lam lố bịch hay là cái chi chi đây… Trời phú cho Liệu trí nhớ
               tuyệt vời, nó cho ông sống lại bao nhiêu câu chuyện đã nghe trong tù, khi làm báo, lúc gặp

               gỡ đủ loại người của nhiều thế hệ, lập trường chính trị. Nhưng lại có lúc nó hành, khi ai đó

               muốn ông quên đi điều gì…
   183   184   185   186   187   188   189   190   191   192   193