Page 189 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 189

“Lịch sử tám mươi năm chống Pháp” được thai nghén, hình thành và đầy đặn dần giữa
               bao nhiêu công việc. Là Viện trưởng Viện Sử học, ông phải tổ chức đội ngũ nghiên cứu trẻ,

               tìm đề tài, cử người đi học, thăm hỏi nhà có đám… Là Uỷ viên Uỷ ban Thường trực Quốc hội,

               ông phải dự các kỳ họp, luận bàn về luật pháp, tranh thủ đọc sách giữa hai bài diễn văn. Là
               Phó chủ tịch hội Việt - Trung hữu nghị, ông dự các bữa tiệc xã giao, lưu ý Trung ương cảnh

               giác với đề nghị của bạn dời thủ đô từ Hà Nội lên Xuân Hòa. Quan hệ xã hội càng nhiều, “dự”

               lắm “ghế” thì càng sốt ruột, tiếc thời gian. Được cái Liệu dễ ngủ, và ăn cũng rất dễ. Không
               uống rượu, chè thuốc, ông đều đặn mỗi bữa ba bát cơm, trưa ngủ ít phút rồi đúng giờ ngồi

               vào bàn.


                    Lịch sử cận đại Việt Nam có những vận động căn bản: thực dân xâm lược, phong kiến

               tan rã từ hệ ý thức đến thực lực, các trào lưu đấu tranh cho dân tộc, sự giao thoa giữa văn
               hóa phương Đông và phương Tây… Có những “nẻo” không đơn gian, như đánh giá các trào

               lưu cứu nước trước khi Đảng Cộng sản ra đời. Liệu cố gắng giữ sự độc lập của mình, ít ra là
               vì trước khi trở thành cộng sản, ông đã lang thang từ chủ nghĩa này, đảng này sang chủ

               nghĩa khác, đảng khác rồi. Ông yêu nước, những người tìm đường cũng yêu nước, có lý gì

               cho họ là không tiến bộ, khi họ chưa hề biết chủ nghĩa cộng sản là gì.


                    Tư liệu cho cuốn sách được bổ sung dày dặn dần, khi bộ “T ài liệu tham khảo lịch sử

               cách mạng cận đại Việt Nam” do Liệu chủ biên ra đời. Nguyễn Khắc Đạm, Nguyễn Lương
               Bích, Văn Tạo, Nguyễn Công Bình…, bao nhiêu thứ nhặt được trong các nghiên cứu của họ

               nữa. Liệu có cả vạn trang tư liệu để ngẫm ngợi, nung nấu thành gần nghìn trang sách. Bản

               thảo viết trên mặt sau những tờ tin, chữa be bét, được cái chữ dễ đọc nên người đánh máy
               không mất công đoán.



                    Quyển I bộ “Lịch sử tám mươi năm chống Pháp” hoàn thành và được in năm 1956, dày
               328 trang khổ to, làm nhanh và suôn sẻ. Quyển II không như thế. Viết về giai đoạn Đảng

               Cộng sản đã ra đời, đánh giá của các nhà lãnh đạo đang còn sống có những chỗ vừa khác

               nhau, vừa khác ông. Nó có hai tập tập Thượng dày 156 trang ra năm 1958, tập Hạ 230 trang
               ra năm 1960. Đây là cuốn sử dày dặn, hệ thống nhất lúc đó về thời kỳ này. Nó được dùng
   184   185   186   187   188   189   190   191   192   193   194