Page 194 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 194

là   những   nhà nho nghèo. Về danh nghĩa họ thuộc giai cấp phong kiến, nhưng không phải là

               địa chủ sống bằng địa tô. Chính   những   người này là động lực của cuộc khởi nghĩa kháng
               Pháp và nối liền   những   tập đoàn lãnh đạo khởi nghĩa với nông dân địa phương.

                     Nói đến cuộc lãnh đạo cách mạng trong giai đoạn đầu, có người thấy giai cấp địa chủ là

               đối tượng của cách mạng ngày nay rồi chực phủ nhận cả một bộ phận phong kiến đã có lúc
               lãnh đạo cách mạng. Có người dựa vào lý luận nói giai cấp phong kiến địa chủ là kẻ thù của

               nông dân thì làm thế nào lãnh đạo được nông dân.   Những người này đã xa lìa thực tế, không

               đặt giai cấp phong kiến địa chủ vào khung cảnh thuộc địa, lại cũng không thấy mâu thuẫn
               dân tộc ở một xứ thuộc địa bao trùm cả mâu thuẫn giai cấp, mặc dù mâu thuẫn dân tộc về

               thực chất vẫn là mâu thuẫn giai cấp.
                    Bước sang thế kỷ XX, Liệu cho rằng giai cấp phong kiến địa chủ lại tiếp tục có sự phân

               hóa. Bên cạnh phái thủ cựu, những phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân

               đều do sĩ phu tiến bộ trong giai cấp ấy lãnh đạo, còn như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh thì
               đã bước dần vào xu hướng dân chủ tư sản rồi, chưa nói đến Tân Việt.

                     Vì chưa thấy sự phân hóa ấy, cao trào quần chúng đầu tiên do Đảng lãnh đạo đã có
               những  chỗ  đáng  tiếc:  Tài  liệu  về  phong  trào  Xô  Viết  Nghệ  Tĩnh  năm  1930  cho  biết  rằng:

               những ngày đầu nhiều địa chủ phú nông cũng hưởng ứng theo phong trào, sẵn sàng đem thóc

               gạo trong nhà ra công cho xã hội.
                     Nhưng với khẩu hiệu “trí, phú, địa, hào, đào tận gốc trốc tận rễ”, những người trực tiếp

               lãnh đạo phong trào hồi đó đã không nắm vững đường lối chính trị của Đảng, đã làm cho

               công, nông bị cô lập và mặt trận dân tộc thống nhất bị tan rã và không tranh thủ được trung
               tiểu địa chủ còn có thể đi được với cách mạng đến một chừng mực nào, trong một phạm vi

               nào.

                    Sau giai đoạn đòi cải thiện dân sinh, dân chủ năm 1936-1939, Nhật vào Đông Dương.
               Mặt trận Việt Minh thành lập, tập họp được mọi lực lượng của các tầng lớp nhân dân, dẫn

               đến thành công của Cách mạng tháng Tám. Tính chất dân tộc đã nổi bật lên trong sự kiện

               này. Nhắc đến đại địa chủ, quan lại đã trở nên phản động, Liệu nêu lên “một sử thật không
               thể không nhắc đến ”: Đại đa số trung tiểu địa chủ, ngay cả một vài đại địa chủ, đã đứng trong

               mặt trận Liên Việt, dự vào cuộc toàn dân kháng chiến, theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí

               Minh.  Và lại một sự thật khác: “địa chủ kháng chiến là con số lớn”.
   189   190   191   192   193   194   195   196   197   198   199