Page 198 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 198

- 23 -: Ý KIẾN “GIÀ”, ĐIỀU KIỆN “NON”



                    Đầu những năm sáu mươi, đất nước có những vận động lớn: bước vào xây dựng nền
               kinh tế theo kế hoạch với nền tảng là công nghiệp nặng; đấu tranh giữa hai “con đường” Xét

               lại và Giáo điều của các cường quốc xã hội chủ nghĩa… Không phải bao giờ Liệu cũng tán

               đồng ý kiến từ trên đưa xuống.


                    Nhưng đối với công cuộc đưa bộ đội vào miền Nam chiến đấu, giành sự thống nhất cho

               đất nước, ông là một tín đồ nhiệt thành. Những chiến thắng Đồng Xoài, Bình Giã làm ông
               nức  lòng.  Chiến  dịch  Mậu  Thân  1968,  ông  phấn  khởi:   Không Tết nào vui bằng Tết này,

               Quang Trung xưa cũng vẫn chưa tày để rồi lại rầu lòng thương xót cho máu xương đổ ra mà

               cuộc tổng tiến công không thành.


                    Đó là những lúc Liệu đồng cảm, hòa hợp chân thành được với không khí chung. Nhưng
               lại chẳng hiếm những khi ông không “nhất trí trăm phần trăm” với lãnh đạo.



                    Hòa bình trở về là lúc thực hiện giấc mơ về nền sản xuất đại quy mô. Công nghiệp nặng
               sẽ là nền tảng lôi dắt các ngành kinh tế khác. Bên nông nghiệp, chẳng còn gì ngăn cản nổi cái

               hình ảnh quyến rũ cánh đồng thẳng cánh cò bay “tung tăng” những chiếc máy cày hằng xuất

               hiện trên phim Liên Xô, Trung Quốc. Trong khung cảnh đó, những Cô Thắm cô Nhài sẽ vừa
               hát vừa nhoẻn miệng cười với anh lái máy, biểu tượng của công nông liên minh. Thóc sẽ ự

               lên như núi. Người nông dân đi làm có kỷ luật, theo kẻng, nhận công điểm chứ không khư
               khư mảnh ruộng riêng của mình nữa. Đến thời cộng sản chủ nghĩa chỉ còn mấy bước chân

               thôi, nhưng manh mún, tư lợi vứt hết đi, để mà chỉ nghĩ đến cái chung…

                    Khi công cuộc hợp tác hóa diễn ra, nghĩa là ruộng đất tập trung hết, khối tư tưởng,
               khoa giáo có đợt học tập, quán triệt đến từng người. Quyết tâm trong Nghị quyết của Đảng

               phải đến với từng cán bộ các cấp, người ta có thông thì những cản trở trong thực hiện mới

               không “lòi ra”. Hình thức thảo luận được áp dụng, ai nghĩ gì có thể nói, để rồi được đả thông.
                    Lớp do Tố Hữu chỉ đạo, làm với hình thức nghe chủ trương, tổng kết trên hội trường,

               rồi chia tổ thảo luận. Những cán bộ quản lý khối trí thức, kỹ thuật như Lê Khắc, Bùi Công

               Trừng, Tạ Quang Bửu đều thấy hợp tác hóa là cần thiết. Liệu cũng vậy, nhưng lại “thêm” vào
   193   194   195   196   197   198   199   200   201   202   203