Page 195 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 195

Điểm lại thái độ chính trị của giai cấp phong kiến địa chủ qua các thời kỳ xong, việc

               xem xét lại một vài nhận định từ trước là tất nhiên, dưới dạng thức “đề nghị”. Liệu cho rằng
               số ruộng đất chiếm hữu của trung, tiểu địa chủ ở miền Bắc so với nhiều nước khác là quá

               nhỏ. Cũng bị đế quốc áp bức, một số đã đứng trong mặt trận dân tộc do Đảng lãnh đạo.

               Trong một xứ thuộc địa, thái độ chính trị của họ khác với bọn địa chủ ở xứ không phải thuộc
               địa.

                     Như vậy   những   quan điểm từ trước cho rằng toàn bộ giai cấp phong kiến địa chủ đã

               đầu hàng địch, đã câu kết với địch, phủ nhận quan điểm của xã hội Việt Nam, phủ nhận sự
               thật lịch sử, tôi thấy cần phải xét lại. Không cần phải nhắc lại   những   sai lầm trong Cải cách

               ruộng đất vừa qua không phân biệt địa chủ phong kiến với địa chủ khác, coi tất cả địa chủ là
               địch là máy móc… Chúng ta chỉ cần nhắc lại là: vì xã hội nước ta trước đây là xã hội thuộc địa

               và nửa phong kiến, nên nhiệm vụ cơ bản của cách mạng là chống đế quốc chủ nghĩa và quét

               sạch tàn tích phong kiến; nhưng đừng quên giữa hai mâu thuẫn chủ yếu, mâu thuẫn dân tộc
               với chủ nghĩa đế  quốc xâm  lược và mâu thuẫn nông dân với địa chủ  phong kiến thì mâu

               thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc vẫn là chủ yếu nhất  .
                    Trình bày xong những nhận thức, Liệu kết thúc:

                     Đề ra việc xét lại “hồ sơ” của giai cấp phong kiến địa chủ, tôi chú ý vào việc nghiên cứu

               để mong dựng lại một sự thật lịch sử, đồng thời mong công hiên một phần nào cho công tác
               sửa sai lúc này  .

                    Có cảm giác là phần cuối ngắn gọn quá, không có những “đề nghị”, đưa “giải pháp” để

               trên áp dụng. Dầu sao, đây là cuộc trao đổi khoa học, trình bày một cách nghĩ chủ quan,
               riêng biệt, thì cái phần dành cho thực tế không có chỗ cũng được.

                    Nhưng cái chính, là đưa bấy nhiêu thôi, “nó” đã khó “tiêu hóa” quá rồi.

                     “Xét lại “hồ sơ” của giai cấp phong kiến địa chủ”  còn nằm trên bàn khá lâu, xem đi xem
               lại rồi ký “Hải Khách”, cái tên tranh đấu ông đã dùng thời làm báo Mặt trận Dân chủ Đông

               Dương. Nó xuất hiện trên Văn Sử Địa, tờ tạp chí nghiên cứu phát hành ít bản, cho một giới

               độc giả không rộng rãi.
                    Như thế có vẻ “nội bộ”, bàn vấn đề khoa học. Và cũng còn có thể in ở đâu được nữa. Bài

               ra thì ngồi chờ phản ứng. Đùa cợt, đọc cổ sử, trông coi việc ở Quốc hội, Ban Nghiên cứu lịch

               sử Đảng…, lúc nào cũng nghĩ đến “nó”. Trước mắt, không khí cơ quan khá im ắng. Cái chính
   190   191   192   193   194   195   196   197   198   199   200