Page 199 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 199

một thái độ e ngại. Rằng việc tập đoàn hóa sớm quá, và cũng nhanh quá (theo kế hoạch thì

               trong ba năm triển khai xong ở miền Bắc) có ảnh hưởng đến sự nỗ lực của nông dân? Rằng
               nông dân ở Việt Nam chả biết có được giác ngộ  như ở Liên Xô, nhưng mảnh ruộng riêng đối

               với họ lớn vô cùng. Rằng, nhiều người vào hợp tác là bắt buộc, để con họ được tiến bộ, vào

               đoàn, vào đại học hay biên chế, chứ thực tâm vẫn muốn có miếng đất chăm lấy. Khi mọi
               người hỏi bắt buộc ra sao, ông dẫn chứng những chuyện ở quê mình, ở quê này quê no đã đi

               qua. Có cái gì đó không dân chủ, không “con người” rồi. Hồ Chủ tịch bảo hợp tác hóa là tự

               nguyện, phải để người ta thấy hợp tác đạt năng suất cao hơn thì vào cơ mà. Mà chuyện năng
               suất cao hơn ruộng ngoài thì chưa thấy, có dẫn đến thiếu ăn?…

                    - Tôi tán thành chủ trương hợp tác hóa, nhưng kết luận là “tốt” và “đã căn bản hoàn
               thành” thì không đồng ý.

                    Liệu chấm dứt phần ý kiến của mình. Không khí phòng thảo luận nặng trĩu. Các cán bộ

               trí thức bứt rứt. Hiển nhiên, đây là một quan điểm chẳng dễ chịu gì cho người nghe lẫn
               người nói ra.

                    Sáng hôm sau, Liệu đến lớp lớn dự tổng kết. Văn Tạo ngồi cùng xe, hỏi rất ngập ngừng:
               “Hôm nay bác định phát biểu thế nào?”.

                    Tôi đã nghĩ kỹ cả đêm rồi. Tôi sẽ nói nhận thức thực của mình.

                    - Nhưng mọi người đều nhất trí với Trung ương cả - Tạo thận trọng. - Các tổ khác cũng
               thế…

                    - Tôi sẽ chấp hành mọi nghị quyết của Trung ương, tuân thủ các nguyên tắc tổ chức.

               Nhưng đã thảo luận thì phải phát biểu nhận thức của mình chứ. Nói tất cả nông dân đều tự
               nguyện tán thành hợp tác hóa là sớm quá.

                    Văn Tạo rất ngại cho thái độ “bảo lưu ý kiến” của Viện trưởng nhưng cũng không muốn

               can nhiều. Bản thân Liệu cũng e những hậu quả của sự “không nhất trí với trung ương”
               trong một quyết định về đường lối lắm chứ. Nhưng sự bướng bỉnh trong ông còn mạnh hơn

               nhiều.

                    Tố  Hữu tổng kết  lớp học, rằng tuyệt  đại  đa  số  trong khối  khoa giáo đã  nhất  trí với
               Trung ương, có vài ý kiến chưa thống nhất. Các đồng chí đó cứ bảo lưu nhận thức của mình,

               nhưng đi đâu, phát biểu gì không được nói trái. Hội nghị giải tán. Trong tiếng ghế đập ồn ào,

               Liệu nhận được những ánh mắt tò mò đến lạ lẫm. Có cả những ý tứ, rằng “quan điểm thế mà
               cũng nói ra được à… ”. Thế là đã hơn một lần, ông bị thiểu số trong đám đông.
   194   195   196   197   198   199   200   201   202   203   204