Page 200 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 200

Chế độ tập thể hóa nông nghiệp được áp dụng trên toàn miền Bắc có những hệ quả tích

               cực. Trong thời chiến, nó tạo điều kiện cho những người quản lý địa phương dễ nắm chặt
               nông dân. Ai đi đâu, làm gì là đều biết, bởi người ta ra đồng theo tiếng kẻng. về cũng theo

               hiệu lệnh của đội trưởng. Kinh tế tất cả đều làng nhàng thì lấy người vào quân đội, đi đắp

               đê, thủy lợi cũng dễ. Và về mặt tâm lý, lãnh đạo ở tầm cao tít tắp cũng an ổn. Giống Liên Xô,
               Trung Quốc ra gì mà. Đó là những tấm gương, ta còn non về xây dựng, chưa nhiều kinh

               nghiệm quản lý kinh tế thì cứ soi vào đó. Cái cảnh máy cày, máy gặt đập liên hợp chạy trên

               cánh đồng rộng mênh mông trong các phim kiểu “Anh lính Ivan đi khai hoang” nhất định
               diễn ra trong nay mai. Tóm lại là cứ thực hiện, kiểu gì cũng thắng lợi.

                    Nhưng thực tế càng diễn ra càng theo một chiều hướng khó lường. Nhiều người vừa
               được ruộng theo cải cách ruộng đất đã phải tập trung lại, cả ao chuôm, trâu bò. Làm theo

               kẻng, chấm điếm cũng bấy nhiêu, nên đều “tám giờ vàng ngọc” cả mà ai cũng trông nhau.

               Cấy nhanh, bừa kỹ cũng ăn có chừng nấy. Tập thể, cộng sản có nghĩa là “dàn hàng ngang
               cùng tiến”, làm cầm chừng, ăn nếm náp. Hết “giờ”, nông dân về hùng hục trên mảnh đất

               riêng được dành lại, chiếm 5% chỗ đất trước khi góp vào hợp tác xã, có nơi gọi là “ruộng
               rau xanh”. Bón kỹ, cày sâu bừa ngấu, nên chi chúng cho bộn thóc, hơn hẳn những bờ xôi

               ruộng mật bên “tập thể”.

                    Vì  sản  lượng  trên  phần  đất  chung  không  cao,  nên  thuế  má,  các  khoản  thu  từ  nông
               nghiệp hạn chế theo. Sinh hoạt miền Bắc cứ thấp dần, tem phiếu ở thành thị cũng như sự

               cào bằng ở nông thôn đều chỉ duy trì một mức sống tối thiểu. Tóm lại là ổn định trong gieo

               neo. Trong các tổng kết, người ta giải thích đó là do tâm lý tư hữu, chỉ biết mảnh đất của
               riêng mình của nông dân. Và báo chí, đến lượt mình, lại lên án sự lạc hậu ấy.

                    “Đói thì đầu gối phải bò, túng thì phải tính”. Đã có chỗ đói. Bình thường ăn dè sẻn, đến

               trận mưa đá, bão lốc thì mất hẳn. Cái khu vực mênh mông nhất của miền Bắc cứ tiêu điều,
               cạn kiệt. Khá lâu sau cuộc bảo lưu ý kiến của Trần Huy Liệu, tại tỉnh nửa đồng bàng, nửa

               trung du Vĩnh Phú, ông bí thư Kim Ngọc lãnh đạo cấp ủy ra nghị quyết chia ruộng ra giao

               khoán, tạm thời thôi, cho nông dân. Sản xuất lên được một chút thì Trung ương biết chuyện.
               Kim Ngọc mất chức vì “trái đường lối”. Vĩnh Phú lại tiu nghỉu như mèo cắt tai.

                    Nhưng lại chỗ khác phá rào. Một huyện Đồ Sơn ở Hải Phòng mấy năm liền im re chả

               kêu ca túng đói gì. Trên tìm hiểu, hóa ra họ khoán chui đã lâu. Và chả phải chỉ có Đồ Sơn.
               Bây giờ thì người ta phải tra tận gốc rễ cái “phong trào tiêu cực” ấy.
   195   196   197   198   199   200   201   202   203   204   205