Page 193 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 193
là không thể tránh khỏi, cho nên Liệu chọn một cách đặt vấn đề trực tiếp, không né tránh
kiểu “thừ bàn về…”, “thử xem xét…”.
Sau những sai lầm nghiêm trọng về cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, đã đến lúc
chúng ta cần phải xét lại một số nhận đinh từ trước về tính chất giai cấp, quan hệ giữa các
giai cấp và đối tượng chủ yếu của cách mạng, các lực lượng tham gia cách mạng trong quá
trình cách mạng Việt Nam. Việc này chúng tôi đã bắt đầu làm trong mấy sô tập san gần đây.
Một nhận thức chung là xã hội Việt Nam trong thời Pháp thuộc là một xứ thuộc địa và nửa
phong kiến, do đó, nó có những đặc điểm mà chúng ta phải tìm ra, phải biết đến để sắp xếp
lực lượng, định một chiến lược cho thật đúng.
(Xét lại hồ sơ” giai cấp địa chủ. Tạp chí Văn Sử Địa số 25 năm 1957)
Sau khi khẳng định một nhiệm vụ của cách mạng là quét sạch tàn tích phong kiến, ông
viết đến cuộc giảm tô và Cải cách ruộng đất vừa tiến hành, mà đối tượng của nông dân là
giai cấp phong kiến địa chủ: “Nhưng trong đó còn có những trường hợp phiền phức như. Có
những người địa vị và danh vọng thuộc giai cấp phong kiến nhưng không có ruộng cho thu
tô, không bóc lột theo lối phong kiến. Liệt họ vào giai cấp nông dân thì cố nhiên họ không phải
là nông dân. Cũng có người nói họ là chủ của một ít ruộng đất, tức là tiểu tư hữu nằm trong
cơ sở của chế độ tư sản. Vấn đề rất phức tạp, cần phái nghiên cứu nhiều. Ngay đến việc quy
định thành phần địa chủ trong cuộc cải cách vừa qua cũng còn nhiều điểm phải bàn lại”.
Vì “vấn đề rất phức tạp”, Liệu lập một “ba-ri-e”, rằng mới chỉ trình bày “ những ý kiến
sơ bộ và còn tiếp tục nghiên cứu”. Rồi ông triển khai từ giai đoạn cận đại:
Trước ngày thực dân Pháp đánh chiếm nước ta, giai cấp phong kiến thống trị đã thoái
hóa, phản động, lâm vào chỗ bí không lối thoát. Nhưng cũng bắt đầu từ khi thực dân Pháp
đánh chiếm nước ta thì mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân và giai cấp địa chủ phong kiến đã
phải nhường chỗ chủ yếu cho mâu thuẫn giữa toàn dân Việt Nam, trong đó có giai cấp phong
kiến địa chủ, với bọn xâm lược cướp nước. Cũng từ lúc này sự phân hóa trong giai cấp phong
kiến địa chủ biểu hiện thái độ chính trị với bọn xâm lược đã diễn ra không ngừng… Nếu chúng
ta điểm mặt những lãnh tụ khởi nghĩa bấy giờ thì hầu hết là những hưu quan, những
nhà khoa mục ở các địa phương. Họ không những không có đặc quyền đặc lợi gì cả, mà
phần nhiều thuộc vào loại “tiếng cả nhà thanh”, nghĩa là danh vọng thì lớn nhưng tài sản thì
ít… Ngoài chỗ dựa vào nông dân, những phần tử trung kiên trong các cuộc khởi nghĩa đa số