Page 187 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 187

Chẳng hạn, những yêu cầu tức thời của trên đặt ra rất cấp thiết. Tháng 4 năm 1959,

               Thủ tướng Phạm Văn Đồng xuống làm việc trực tiếp với Viện Sử học. Trao nhiệm vụ đến
               tháng 8 năm sau phải có ấn phẩm kỷ niệm Cách mạng tháng Tám, con người hiểu biết, có cá

               tính mềm mại đó nói khá gay gắt:

                    - Một cuộc cách mạng lớn lao như vậy, đánh dấu cả một bước chuyển vĩ đại trong lịch
               sử dân tộc… mà cả ngành Sử học cho đến nay gần 15 năm rồi, vẫn không có được một công

               trình nào xứng đáng sao? Thế nào các anh cũng phải làm. Tập trung sức vào mà làm, gác các

               việc có thể làm sau cũng được để có nhân lực mà làm…
                    - Các anh giao việc, anh em rất mừng và sẽ làm. - Ông viện trưởng, cũng là người góp

               phần làm nên “bước chuyển vĩ đại” trên, đã trả lời, cũng hết sức khiêm nhường - Nhưng anh
               cũng biết đấy, số cán bộ thì ít lại chưa được đào tạo cơ bản, chỉ vừa học vừa làm, khó có thể

               có được công trình gọi là xứng đáng với tầm vóc to lớn của “cách mạng”. Anh em sẽ cố gắng

               có một “cái áo đỏ” để cùng nhân dân đi vào ngày hội mà thôi.
                    - Nhưng “áo đỏ” có thể “đỏ thẫm” cũng có thể “hồng hồng” thôi cũng được đấy nhé, vì

               thời gian gấp quá - Liệu nói thêm sau chút chần chừ, giọng khá “thân ái” với Thủ tướng.


                    Sau một năm cật lực, năm 1960, “Lịch sử Cách mạng tháng Tám” và hai cuốn về Cách

               mạng tháng Tám ở các địa phương từ Thanh Hóa trở ra được đưa in. Vài tháng sau, quyển
               II, 462 trang, về các tỉnh từ Nghệ An trở vào ra đời.

                    Trên khen. Nó ra kịp thời, tức là Viện đã làm xong cái việc lãnh đạo cần. Nhưng còn

               chất lượng, chắc Liệu nghĩ có những đánh giá, kể cả tư liệu, còn chưa “chín”.
                    Chẳng hạn, đánh giá các nhân vật lịch sử gắn liền với các sự kiện, trào lưu quan trọng

               trước năm 1930 thế nào cho thỏa đáng. Có phải những người không cộng sản, như những

               Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu không đóng góp gì được cho dân tộc? Và Phan Thanh Giản,
               tiêu cực hơn, Liệu thấy cũng phải nhìn ông ta trong bối cảnh yếu đuối ươn hèn chung của

               nhà Nguyễn trước thực dân mạnh mẽ. Trong khung cảnh nền hòa bình ở miền Bác vừa lập

               lại, chiến tranh giải phóng đang nhóm lên ở miền Nam, quan điểm trên có thể coi là không
               được “chính thống” lắm . Dù sao “ép hành ép mỡ ai nỡ ép người vào thời thế không phải của

               họ”, Liệu thấy thế.
   182   183   184   185   186   187   188   189   190   191   192