Page 182 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 182
nạn nhân của một gia đình ăn tiêu phung phí rồi đến ngày cuối cùng, một mình phải chịu sỉ
nhục trước nông dân trong khi không thanh toán nổi số tô phải thoái. Thương hại cho Chiến
và Quang, nếu hoàn cảnh thuận tiện được ở chung với cha thì làm gì phải sống trong cảnh
đau thương hiện nay. Hôm trước, viết cho Sửu, mình đã dặn phải thành khẩn với nông dân,
bình tĩnh xử trí trước mọi sự biến và luôn luôn tin tưởng vào tương lai cải tạo của mình. Đối
với các con, đừng đế chúng nó có một ấn tượng xấu trong khi chúng nó là dòng dõi của một
gia đình cách mạng, là thế hệ xã hội chủ nghĩa sau này. Cũng may là các con còn thơ dại chưa
biết gì. Theo Nghiêm thuật lại, thì Quang vẫn nhập bọn với nhi đồng, mỗi buổi chiều đi hô
khẩu hiệu: Đả đảo địa chủ! Chiến nằm ở nhà cũng hô theo. Cũng may là các con tuy thiếu thốn
nhưng vẫn khỏe mạnh. Nghiêm đem tiền phụ cấp về và mang theo cho các con một chai
đường. Quang viết thư lên, bức thư đầu tiên gửi cho cha từ khi biết chữ quốc ngữ, đã khoe là
ăn đường ngon lắm . Chiến thì vẫn khoẻ đòi Nghiêm cho lên với cha. Cha nghĩ đến mà se lòng
lại.
Mình tự hỏi: tình cảm của mình có gì là yếu đuối không? T rong lúc toàn dân đương
phấn khởi về chiến thắng Điện Biên Phủ, sao mình vẫn không quên được những thường
tình gia đình? Mình thì cho rằng tình cảm này vẫn là tình cảm của một con người nó rất tự
nhiên và hợp lý. Sao mình lại không thương con và thương vợ, miễn là mình không lụy về tình
cảm để hại đến công tác. Trong cuộc tranh đấu, mình đứng về phe nông dân, nhưng vẫn biên
rõ những tham lam ích kỷ của nông dân, nhất là khi đức tham lam ấy được nuông chiều.
17-5-1954
Đến hôm nay mình mới thảo xong tập giới thiệu lịch sử cách mạng cận đại Việt Nam đê
tuyên truyền quốc tế. Nhưng còn phái để cho ban Sử - Địa - Văn duyệt lại. Làm xong việc này,
mình cũng đỡ thấy sốt ruột đôi chút.
Nghiêm hôm nay từ Bồ Tỉnh về đem theo tin tức của Sửu. Tình hình còn nghiêm trọng
hơn. Sửu nói vẫn muốn sống để gần các con và thành khẩn với nông dân trong việc thoái tô.
Nhưng can đảm hết rồi, sức lực kiệt rồi, tiền của không còn gì nữa, không chắc có còn sống
được để gần con gần chồng dưới áp lực của nông dân không? Sửu còn gửi lên trả mình một
gói nhật ký, thư từ và kỷ niệm vật để mình giữ, vì giữ ở dưới ấy lúc này không có gì là đảm
bảo cả. Sửu phải xa lìa những vật liệu đã hòa vào đời sống này chắc là khổ tâm lắm . Vấn