Page 183 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 183
đề sống chết của Sửu đã đề ra rồi. Mình có còn giữ được bình tĩnh không? Về bề ngoài, mình
vẫn làm việc không ngừng. Nhưng ban đêm, mỗi khi nghĩ đến thì đến sáng không ngủ được.
(Nhật ký quyển 448, lưu trữ Viện Sử học)
Vào cuối cuộc kháng chiến, Sửu không còn gì để chạy ăn. Không thể về thăm - chẳng ai
được phép làm việc ấy, Liệu viết thư lên Trung ương, xin đón Quang, Chiến lên Lạng Sơn
gửi người bà con bên Sửu, lý do là “các con tôi có tội gì đâu”. Trong ngôi nhà tranh dưới
chân núi Con Voi còn trơ lại “hoa khôi” phố Hàng Đường dạo nào với căn bệnh hiểm nghèo.
CHỘN RỘN HÒA BÌNH
Chiến thắng Điện Biên Phủ đem lại thế mạnh cho đoàn Việt Nam trên bàn hội nghị
Genève. Các bên tham gia ký kết thiết lập nền hòa bình tạm thời cho xứ sở. Đất nước chia
đối với hai chế độ chính trị khác nhau, cái vạch ngăn về địa lý là vĩ tuyến 17.
Các cơ quan kháng chiến ở Việt Bắc chuyển về Thủ đô Hà Nội, trong đó có Trần Huy
Liệu và gia đình lớn. Bên kia Tam Đảo, bà Sửu được tiếp tế một món tiền từ Hà Nội, đã nộp
đủ thoái tô và được tha. Nằm trên cáng ra Vĩnh Yên, Sửu lên ô tô về Thủ đô, vào thẳng bệnh
viện Đặng Vũ Lạc. Hai đứa con nhỏ bấy lâu ở Lạng Sơn, nay ngày ngày được vào thăm mẹ,
vui như Tết.
Chẳng “bên” nào có niềm vui trọn vẹn. Bà Tý không chấp nhận “hiện tình”, bà Sửu tuần
được chồng về thăm một lần. Còn bọn trẻ em lớn lên, đi học, quên dần nỗi khổ đạn bom,
túng đói. Cậu út Chiến, một lần nghe bố giảng con với anh Công là cùng cha khác mẹ, với
anh Dũng là cùng mẹ khác cha, với chị Quang là cùng cha cùng mẹ”, đã rất khó hiểu ra.
Liệu tập xe đạp, trầy trật mấy tối ra vườn hoa Ba Đình ngã tím đầu gối mà chẳng xong.
Ông cáu với Nghiêm, người cháu giữ xe, rồi cười xòa: “Có phải ai cũng làm được mọi việc
đâu”. Hình như ý nghĩ mình không thể đi xe đạp làm ông an tâm với công việc viết sử.
Cơ quan từ kháng chiến về đóng ở số 2 Lê Phụng Hiểu, nhà ở cũ của một viên quan hai
người Pháp, tiện nghi rất sang, đủ đầy sa lông, quạt, tủ… Ngồi hố xí “máy” sướng hơn hẳn