Page 178 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 178

cán bộ, tuôn một tràng dài   những   lý luận và danh từ không cần thiết. Rồi, sau đó, cũng làm

               đủ mọi phương thức: phê bình hội nghị, duyệt y biên bản, kéo tới 11 giờ khuya.
                    Cuộc Cải cách đã có “đà” ngày càng sôi động các xóm làng. Nông dân được ruộng đất

               hăng lên “hưởng ứng” phong trào đấu tố. Nhưng Liệu thấy nặng nề. Vì công việc, và những ý

               nghĩ cứ lẩn vẩn trong đầu. Từ ngày phát động quần chúng làm Cải cách ruộng đất, tại liên
               khu Việt Bắc tới cuối tháng 5-1953 đã có hai địa chủ tự sát. Bần cố nông được trả thù, chia

               quả thực, nhà được chiếc cối đá, nhà tối tối thắp đèn ra xem con trâu bỏm bẻm nhai lại cỏ.

               Nhưng lắm khi lại chả chắc đã hơn trước, khi nhà nọ đem “lộc” cải cách sắm đồng hồ bút
               máy, đeo chiếc xà cột trong có quyển sổ đi rong, dù là không biết chữ. Cứ thế, chả chịu ra

               đồng nữa, để cỏ rả mọc tràn lan.
                    Lại những chuyện khác, liên quan đến thực hành tư pháp. Đúng hơn, đây là chuyện

               thưởng phạt “ở cơ sở” nhân danh tư pháp. Dư luận xao xuyến trước tin kỳ hào nấy, trung

               nông nọ sẽ bị đem ra đấu. Các đoàn thể thanh niên, phụ nữ ở làng Văn Yên kết án một phụ
               nữ “tằng tịu” với bộ đội 3 năm tù, cho dong lên huyện. Người ta đã vượt quá phạm vi dân

               chủ của nước Việt Nam dân chủ nhân dân và không theo đường lối của chính quyền. Mình
               càng cảm thấy trong việc phóng tay phát động quần chúng cần phải vững tay lãnh đạo mới

               được. (nhật ký 22-6-1953). Trước Quốc hội kháng chiến, ông nói ra những điều trên, ở dạng

               “điều đáng lo ngại”, chả mấy tác dụng.


                    Nhưng cũng có những niềm vui nho nhỏ, nó giúp ông hồn nhiên thoát khỏi dòng suy

               nghĩ về “công cuộc vĩ đại chung”. Trần Thị Vân, người con gái lớn đang ở với mẹ - vừa lấy
               chồng, sự lựa chọn ông chẳng bằng lòng lắm . Nhưng rồi gặp chàng rể Sinh, thấy hiền lành,

               Liệu lại yên tâm. Đại Từ lại “cử” chú bé Trần Thành Công 9 tuổi lên cơ quan chơi với bố, một

               dịp để biết đến sách báo đèn điện, nghe radio và máy hát, ra chơi thị xã Thái Nguyên, may
               ra thì còn xem được chớp bóng. Nhìn con bẩn thỉu, sờn rách, ông đem nó đi tắm. Giá Liệu có

               cả Chiến, cu út cu ít, con của Sửu ở đây, anh dắt em đi lẫm chẫm…
   173   174   175   176   177   178   179   180   181   182   183